Trên cơ sở kế thừa, vận dụng sáng tạo quan điểm thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong văn kiện Đại lần thứ XIII của Đảng, các nội dung về chủ trương, đường lối, chỉ tiêu lãnh đạo, xây dựng và phát triển đất nước đều thể hiện rõ quan điểm thực tiễn.
Về điều kiện cụ thể đất nước trong
bối cảnh tổ chức Đại hội, văn kiện chỉ rõ: Đại hội XIII của Đảng diễn ra trong bối
cảnh đất nước đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức đan xen, nhiều vấn đề
chiến lược mới đặt ra cần phải giải quyết, từ tình hình quốc tế, khu vực dự báo
diễn biến tiếp tục phức tạp, khó lường đến các thách thức mang tính toàn cầu về
biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh và cả những thành tựu ngoạn mục của tiến
bộ khoa học và công nghệ đang tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống kinh tế
- xã hội ở đất nước ta cũng như toàn thế giới… Đại hội được tổ chức vào thời
điểm toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thực hiện thắng lợi nhiều chủ trương, mục
tiêu và nhiệm vụ đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, đạt
được nhiều thành quả rất quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật… Sự
tác động của đại dịch Covid- 19... Xuất phát từ bối cảnh thực tiễn thế giới,
khu vực và đất nước khá phong phú, Đại hội XIII của Đảng đã xác định chủ đề Đại
hội thể hiện sự gắn bó chặt chẽ, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn: Tăng
cường, xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; khơi
dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ
công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường
hòa bình, ổn định, phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát
triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Về kinh tế, trên cơ sở tổng kết
thực tiễn những thành tựu kinh tế đạt được qua 35 năm đổi mới: Kinh tế nước ta
duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao (khoảng 6%/năm). Nhiều khó
khăn, vướng mắc, hạn chế, yếu kém từ các năm trước được tập trung giải quyết và
đạt được những kết quả bước đầu. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện; kinh tế
vĩ mô ổn định khá vững chắc; lạm phát được kiểm soát và duy trì ở mức thấp. Cán
cân thương mại được cải thiện; xuất khẩu tăng nhanh. Môi trường đầu tư, kinh
doanh, tiềm lực, quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế tiếp tục được nâng
lên. Và trong tình hình căng thẳng, diễn biến phức tạp của đại dịch Covid- 19,
trong khi kinh tế thế giới suy thoái, tăng trưởng âm gần 4%, nền kinh tế Việt
Nam vẫn tạo được dấu ấn khởi sắc, là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng
trưởng cao nhất thế giới, gần 2,9%. Bên cạnh những thành tựu nổi bật, đất nước
ta vẫn đứng trước khó khăn, thách thức về kinh tế, như: Tăng trưởng kinh tế
chưa tương xứng với tiềm năng, tính tự chủ và khả năng chống chịu của nền kinh
tế chưa cao, hiệu quả hoạt động của nhiều doanh nghiệp nhà nước còn thấp… Đảng
ta đã xác định những chủ trương, sách lược và chỉ tiêu phát triển vững chắc nền
kinh tế, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển, trong 5 năm 2021 -
2025 và tầm nhìn đấn năm 2045: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm đạt
khoảng 6,5-7%/năm. Đến năm 2025, bình quân đầu người khoảng 4.700 - 5000USD.
Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 6,5%/năm; tỷ lệ đô thị hóa
khoảng 45%; tỷ trọng công nghiệp, chế biến, chế tạo đạt trên 25% GDP; kinh tế
số đạt khoảng 20% GDP. Đến năm 2025 là nước đang phát triển, có công nghiệp
theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030 là
nước đang phát triển, công nghiệp hiện đại, có thu nhập trung bình cao. Đến năm
2045 là nước phát triển, có thu nhập cao. Xuất phát từ những yêu cầu về thực
tiễn phát triển kinh tế, từ thành tựu, thời cơ và thách thức, Đảng ta đã xác
định những chủ trương, đường lối và chỉ tiêu kinh tế phù hợp và toàn diện.
Về công tác xây dựng, chỉnh đốn
Đảng. Trong nhiệm kỳ vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng,
chỉnh đốn Đảng đã được tiến hành đồng bộ, toàn diện, vững chắc, hiệu quả trên các
mặt, nhất là công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;
tạo nên niềm tin vững chắc của nhân dân, các tầng lớp, giai cấp trong xã hội
đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước. Tuy nhiên, bên
cạnh những thành tựu đạt được, công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng còn tồn tại
một số hạn chế, thách thức: Năng lực, sức chiến đấu của nhiều tổ chức đảng,
đảng viên còn chưa ngang tầm nhiệm vụ. Cơ chế kiểm soát quyền lực của Đảng,
quản lý của Nhà nước chưa thật đầy đủ, đồng bộ; hiệu lực, hiệu quả chưa cao.
Còn tình trạng đảng viên vi phạm kỷ luật, tình hình đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, lãng phí, tiêu cực còn nhiều diễn biến phức tạp. Trước những thực tiễn
trên Đại hội XIII của Đảng xác định: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát
huy bản chất giai cấp công nhân của Đảng, nâng cao năng lực, năng lực cầm quyền
và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững
mạnh toàn diện, xây dựng Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả… Xây
dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm
chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, gắn bó mật thiết với nhân dân là
những nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công sự nghiệp xây dựng, phát triển
đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Quan điểm chỉ đạo trên, Đảng ta đã rút ra từ thực
tiễn công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong những năm qua, nhất là nhiệm kỳ
2016-2021, từ đó có những chủ trương, chỉ đạo phù hợp, sát với yêu cầu của
nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, để Đảng ta thật sự vững mạnh, là lực lực
lãnh đạo đất nước đạt tới những mục tiêu chiến lược trong tương lai.
Trong những năm qua, tình hình thế
giới và khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng và phức tạp: Đại dịch Covid- 19
đã làm rung chuyển thế giới trên các phương diện, nhất là dịch chuyển về địa
chính trị của các nước trong đại dịch; xung đột sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh
cục bộ vẫn diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, cạnh tranh lợi ích giữa các cường
quyết về kinh tế, lãnh thổ, tài nguyên, địa vị chính trị kéo theo những hệ lụy
khó lường, đặc biệt là vấn đề chủ quyền biển, đảo, lãnh thổ quốc gia, trong đó
Việt Nam chúng ta cũng bị tác động, ảnh hưởng sâu sắc. Trước những diễn biến
thực tiễn trên, Đại hội XIII của Đảng khẳng định: Chúng ta đã coi trọng củng
cố, tăng cường sức mạnh quốc phòng và an ninh, chủ động xử lý thành công các
tình huống, không để bị động, bất ngờ. An ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hoạt động đối ngoại và hội nhập
quốc tế được đẩy mạnh, không ngững mở rộng và đi vào chiều sâu; kiên quyết,
kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích
quốc gia - dân tộc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất
nước, đồng thời đóng góp tích cực, có trách nhiệm cho hòa bình, hợp tác, phát
triển của thế giới và khu vực, được cộng đồng quốc tế đồng tình ủng hộ, đánh
giá cao, uy tín, vị thế của Đảng, Nhà nước, thế và lực của đất nước không ngừng
được nâng cao trên trường quốc tế. Đồng thời, chúng ta đã phát huy hiệu quả ý
chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại. Như
vậy, quán triệt quan điểm thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo và hiệu quả vào trong đánh giá thực tiễn công
tác lãnh đạo, xây dựng và phát triển đất nước, đề ra những chủ trương, chiến
lược phù hợp và toàn diện trên các mặt, các lĩnh vực. Bên cạnh việc làm tốt
công tác phát triển lý luận để bắt kịp xu thế đất nước và thế giới, Đảng ta
luôn coi trọng việc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong lãnh đạo đất
nước: Đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về con đường đổi mới, về
chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Gắn tổng kết
thực tiễn, nghiên cứu lý luận với định hướng chính sách… Chú trọng cập nhật kết
quả thực tiễn, nghiên cứu lý luận; sớm kết luận những vấn đề lý luận đã chín,
đã rõ để phát triển, hoàn thiện đường lối, chủ trương xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Để đường lối, quan điểm của Đảng ta
trong văn kiện Đại hội XIII đi vào cuộc sống, phát huy hiệu lực thực tế, cần tiếp
tục làm tốt việc học tập, quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện Nghị
quyết Đại hội XIII của Đảng, trong đó cần làm rõ quan điểm thực tiễn trong văn
kiện. Vì vậy, cấp ủy, tổ chức đảng, đoàn thể phải tiếp tục làm tốt việc học
tập, quán triệt, tuyên truyền, tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội
XIII của Đảng theo đúng phạm vi, chức năng, quyền hạn của mình, gắn với thực
hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm của cơ quan, khoa giáo viên, đơn vị; đồng
thời kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các
thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là những giá trị - kết tinh văn hóa tư tưởng
nhân loại của các nhà lãnh tụ cách mạng, trong đó có quan điểm thực tiễn; bảo
vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Để cho cán
bộ, đảng viên học tập, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng chính là
học tập, bảo vệ và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong
cuộc sống.
N.T.L - H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét