Ngay
sau khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ra Chỉ thị tăng cường các lực lượng
tham gia phòng chống dịch Covd-19 trên địa bàn TPHCM và các tỉnh, thành phía
Nam, ngay lập tức trên các trang mạng xã hội đã xuất hiện những bài viết xuyên
tạc khi cho rằng: Quân đội là phải canh gác bảo vệ biên giới; rằng đối diện với
công an, quân đội là dân chứ có phải là giặc đâu mà cầm súng giương nòng lên; rằng
cho quân đội vào là để trấn áp dân ra đường”…Đây thật sự là những luận điệu
xuyên tạc của những người không những chỉ bất nhân mà còn vừa độc ác, bởi họ chỉ
mong rằng chúng ta sẽ thất bại trong chống dịch để xã hội bạo loạn, người dân lầm
than.
1.
Trong lịch sử, Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay từ nhân dân mà ra, vì nhân
dân mà chiến đấu, hy sinh, tình quân - dân như cá với nước. Có lẽ vì vậy mà
quân đội không những chỉ làm nhiệm vụ chính yếu của mình là huấn luyện, chiến đấu
bảo vệ Tổ quốc mà còn thường xuyên giúp đỡ nhân dân khi đối mặt với thiên tai,
thảm họa; quân đội gặt lúa giúp dân trong bão lũ, sơ tán người dân đến các điểm
an toàn trong mưa bão, tìm kiếm người dân gặp nạn, mất tích là những hình ảnh
quen thuộc ở Việt Nam. Và việc quân đội tham gia phòng chống dịch Covid-19 ở TP
HCM và các tỉnh, thành lần này cũng chính là sự tiếp nối, thắt chặt thêm tình cảm
gắn bó mật thiết máu thịt quân - dân. Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của
toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, và việc quân đội tham gia phòng chống dịch Covid-19
ở TPHCM là một tất yếu khách quan của yêu cầu nhiệm vụ với Tổ quốc, với nhân
dân đặt ra. Nhưng không vì thế mà quân đội ta xem nhẹ hay buông lỏng việc nắm
chắc tay súng để bảo vệ Tổ quốc nơi biên cương, hải đảo như các luận điệu xuyên
tạc của các thế lực thù địch phản động, rêu rao trên mạng.
2.
TPHCM và các tỉnh phía Nam đã trải qua mấy tháng gồng mình chống dịch nhưng dịch
bệnh vẫn diễn biến vô cùng phức tạp. Cả hệ thống chính trị cho tới mỗi người
dân đều đã và đang đối diện với những khó khăn chồng chất. Các lực lượng tuyến
đầu ở TPHCM và các tỉnh đã gần như kiệt sức. Áp lực giữ cho số ca nhiễm không
tăng nhanh, giảm thiểu người tử vong, giúp dân không bị đói và giữ gìn an ninh
trật tự, an toàn xã hội đang là một thách thức đặt lên vai tất cả các cơ quan từ
Trung ương đến địa phương. Vì vậy, mệnh lệnh sống còn trong lúc này là phải quyết
khống chế được dịch bệnh. Đó không chỉ là quyết tâm và mục tiêu cao nhất của
TPHCM, của các tỉnh, thành đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh mà còn của cả
đất nước. Vì vậy, quyết định đưa lực lượng quân đội để cùng phối hợp với các địa
phương tham gia chống dịch ở TPHCM và các tỉnh, thành nhằm khống chế dịch bệnh,
ngăn ngừa những yếu tố bất ổn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội là
vô cùng đúng đắn và cần thiết.
3.
Trong thực tế, chỉ những quân nhân được giao nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự,
điều tiết giao thông, bảo đảm an toàn xã hội mới đeo súng bên mình. Tất cả những
quân nhân thực hiện các nhiệm vụ khác như khám chữa bệnh, tham gia vận chuyển,
cung ứng hàng hóa tới người dân; phụ trách việc hỏa táng, nhang khói và vận
chuyển tro cốt nạn nhân mất vì Covid-19 thì không mang súng. Những quân nhân
mang súng là những người đang thực hiện nhiệm vụ đặc biệt - nhiệm vụ chống “giặc”
Covid-19.
4.
Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang đã khẳng định: Đây như là một
trận chiến và “không thắng không về”. Sự vào cuộc của quân đội lần này được xem
là trận đánh cuối cùng. Với truyền thống gắn bó mật thiết với nhân dân, hy sinh
vì nhân dân, sự có mặt của quân đội đã và sẽ góp phần nâng cao tính kỷ luật
trong chống dịch, người dân sẽ chấp hành tốt hơn, giúp các tỉnh, thành phía Nam
sớm đẩy lùi dịch bệnh, sớm trở lại tình trạng bình thường mới.
Có
thể khẳng định rằng tất cả các luận điệu xuyên tạc về sự vào cuộc của quân đội
trong phòng chống dịch Covid-19 hiện nay không những là những luận điệu xuyên tạc
với những âm mưu thâm độc mà còn là tội ác./.
NNĐ-KCT
0 nhận xét:
Đăng nhận xét