“Môi trường bị phá hủy chỉ mất vài chục năm để khắc phục, nhưng mất văn hóa là
mất nhiều thế hệ mới khắc phục được.”
Như
một bài ca muôn thuở về văn hóa dân tộc mới đây, trang Chân trời mới Media tiếp
tục đăng tải bài viết có tựa đề “Phát triển văn hóa để làm gì?”
Có
vẻ như, vấn đề tự do ngôn luận và các Điều luật luôn là món ăn khoái khẩu của
Chân trời mới Media.
Thời
gian qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều đối tượng như Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường
Thụy, Phạm Đoan Trang, Trương Châu Hữu Danh, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư,… lợi dụng
mạng xã hội để đăng tải bài viết, video, hình ảnh xuyên tạc chống phá chính quyền,
đường lối của Đảng ta. Phải chăng chính những bài viết sử dụng những ngôn từ cực
đoan, tiêu cực đến mức chợ búa mà chúng viết ra mới thực sự là phản văn hóa, phản
tiến bộ?
Trong
bài viết của đối tượng Phạm Nhật Bình, chúng đã cả gan lấy title báo như
sau: “Phát triển văn hóa để làm gì?” chỉ riêng về mặt lý luận, câu hỏi
đã cho thấy sự nông cạn về tri thức của người viết báo, hoặc cứ cho rằng title
bài viết trên đây đang “tu từ” và mang tính châm biếm, thì ngay trong bài viết
của mình, những từ ngữ: “văn hóa phản động”, “một xã hội đang chao đảo”, “văn
hóa của những kẻ ăn mày quá khứ”… và hàng loạt những cụ từ dung tục khác cũng đủ
để thấy “văn hóa của người viết báo”, thậm chí còn xuyên tạc câu nói của Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Văn hóa còn là dân tộc còn” bằng những luận điệu mơ hồ,
thiếu cơ sở, và cho thấy những mơ mộng của chúng về một ngày “chủ nghĩa xã hội
bị đào thải để tiến lên một xã hội có phẩm chất cao hơn”.
Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; thực sự là "nền tảng
tinh thần", "động lực phát triển" và "soi đường cho quốc
dân đi"
"Văn
hóa là bản sắc của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc
mất" văn hóa làm nên hồn cốt của dân tộc nên mất văn hóa là mất dân tộc.
Đó là tài sản vô cùng quý báu do tổ tiên, cha ông ta qua mấy nghìn năm để lại,
không phải nơi nà cũng có được, chúng ta có trách nhiệm phải giữ gìn, trân trọng
và phát huy nó. Có như vậy, mới không có tội với lịch sử, không vong ơn bội
nghĩa với tổ tiên, cha ông đi trước, Bác Hồ trước lúc đi xa còn dặn mình: Muốn
yêu tổ quốc mình phải yêu những khúc hát dân ca
Những
luận điều mà Phạm Nhật Bình nói hoàn toàn trái ngược sự thật từ trước đến nay,
phao tin giả, gây hoang mang, thậm chí là kêu gọi, kích động người dân thực hiện
hành vi đi ngược lại lợi ích của đất nước và của chính người dân, mà xuyên tạc
đường lối phát triển, chấn hưng văn hóa của Đảng ta là một trong số đó. Thế
nên, chẳng có một “xã hội với nền văn hóa chao đảo” nào đây cả mà chỉ có những
con người biết rõ nhưng vẫn cố tình chống đối nền văn hóa đa dạng, bản sắc dân
tộc ta.
Tới
thời điểm này, chúng ta đã không còn lạ gì những luận điệu lợi dụng quyền tự do
ngôn luận để thực hiện mưu đồ chính trị của các tổ chức, cá nhân chống đối. Đằng
sau luận điệu xuyên tạc, mục đích cuối cùng của các đối tượng không chỉ là bêu
riếu Việt Nam trước các tổ chức quốc tế hay xóa bỏ nền văn hóa nước ta mà còn
là âm mưu kêu gọi nước ngoài can thiệp tình hình chính trị trong nước, tiến tới
xóa bỏ vai trò lãnh đạo của chính quyền trong nước. Thế nên, trước mỗi luận điệu
về nhân quyền, chúng ta phải suy xét thật kỹ, bởi chúng hay đánh vào tâm lý nhẹ
dạ cả tin và tình cảm của con người./.
TXH-KBC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét