Từ những hình
ảnh dung dị, quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, hình tượng cây tre đã gắn với
bản sắc ngoại giao Việt Nam một cách nhuần nhị, thấm đượm triết lý dựng nước và
giữ nước, đối nhân xử thế và quan hệ bang giao của dân tộc.
Tre Việt Nam
là sự kế thừa, tiếp nối từ đời này sang đời khác, dù phải trải qua giông bão
hay khi phải hy sinh thân mình. Trải qua bao thăng trầm cùng đất nước, nền ngoại
giao Việt Nam qua bao thế hệ xây dựng vẫn tiếp tục phát triển ngày một vững
vàng hơn, luôn có sự “truyền nghề” và “truyền lửa” từ những thế hệ đi trước cho
những người đi sau trong ngành đối ngoại.
Ngoại giao
luôn cầu thị, tự hoàn thiện mình, cũng là tự tu thân, để phấn đấu và phấn đấu
hơn nữa trở thành đội ngũ “vừa hồng, vừa chuyên”, hết lòng, hết sức vì Đảng, vì
đất nước, vì nhân dân. Ngoại giao luôn cần “biết gắn bó và san sẻ”, “phải biết
hóa thân cho dáng hình xứ sở; làm nên đất nước muôn đời”. Cốt cách, truyền thống
và sự nghiệp cách mạng của dân tộc đã tôi luyện ngành ngoại giao ngày càng trưởng
thành về bản lĩnh và trí tuệ, phát triển vững mạnh về tổ chức và lực lượng. Nhờ
đó mà ngoại giao cùng đất nước trải qua gần 77 năm vất vả và gian lao, đã và sẽ
luôn đồng hành, phục vụ cho sự trường tồn của đất nước, của dân tộc.
Dù ở đâu, trong
bất kỳ hoàn cảnh nào, lời cam kết của tre Việt Nam là sẽ mãi xanh. Đó là tiếng
nói của bản sắc dân tộc và bản sắc ngoại giao Việt Nam. “Xanh” không chỉ là sự
mới mẻ, sáng tạo của ngoại giao trong phương thức hành động, trong nghệ thuật
bang giao để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hơn bao giờ hết, “xanh” còn
là lời cam kết ngoại giao luôn phấn đấu không ngừng để phục vụ và đồng hành
cùng đất nước, vì sức sống trường tồn của dân tộc, là bản lĩnh vươn tầm cao mới
của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong thời đại mới.
Nếu như mới
thoạt nghe, có thể nhầm lẫn “ngoại giao cây tre” là “gió chiều nào theo chiều nấy”.
Nhưng nếu ngẫm kỹ, mới thấy không phải vậy! Phải đi từ đặc tính và bản chất của
tre Việt Nam, đặt tất cả trong mối liên hệ với sự thân thuộc và gắn bó tinh thần
của cây tre đối với con người và đất nước trong suốt chiều dài của lịch sử dân
tộc Việt Nam.
Cây tre có ở
nhiều nơi trên thế giới. Hình tượng cây tre cũng xuất hiện trong văn hóa của
nhiều quốc gia khác. Có điều, mỗi quốc gia, dân tộc đều có bản sắc riêng và bản
chất gắn bó riêng với cây tre. Cây tre được trồng ở Việt Nam, ăn nắng, uống
sương của đất trời Việt Nam, nên mang trong mình cốt cách riêng của người Việt
Nam. Hình tượng ấy, cốt cách ấy vốn đã bắt rễ ở quá khứ mà dồi dào khả năng để
phát triển ở hiện tại và tương lai, rất gần gũi với bản sắc ngoại giao Việt Nam
– nền ngoại giao kết tinh vẻ đẹp của ý chí kiên cường, bản lĩnh vượt qua khó
khăn, mà mềm dẻo, hòa hiếu, rộng mở, bao dung, tất cả vì sự độc lập, tự do,
phát triển của đất nước, cuộc sống bình an, ấm no, hạnh phúc của nhân dân./.
PVĐ-H4
0 nhận xét:
Đăng nhận xét