Ngày 25 tháng
3 năm 1946, tại Hà Nội, trước sự chứng kiến của đại diện các nước Trung Hoa dân
quốc, Mỹ và Anh, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân ký bản
Hiệp định sơ bộ với Chính phủ Cộng hòa Pháp. Theo đó, Chính phủ Cộng hòa Pháp
công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ,
nghị viện, quân đội, tài chính của riêng mình và là một phần tử trong Liên bang
Đông Dương và Liên hiệp Pháp; Việt Nam chấp nhận cho 15.000 quân Pháp vào miền
Bắc, thay thế quân đội Trung Hoa dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội phát
xít Nhật Bản, sau đó sẽ phải rút hết trong 5 năm. Sự chấp nhận và nhân nhượng
có nguyên tắc của Đảng, Chính phủ và nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch
Hồ Chí Minh ở một tình thế cụ thể đã làm cho cục diện quan hệ Trung Hoa dân quốc
- Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Cộng hòa Pháp thay đổi. Nhân dân ViệtNam có thêm
thời gian hòa bình để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc kháng chiến mà theo nhận định
của Đảng và Nhà nước thì tất yếu sẽ xảy ra.
Mặc dù bản Hiệp
định sơ bộ tạo cơ sở pháp lý quốc tế cho cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt
Nam, nhưng dư luận các đảng phái quốc gia và thân nước ngoài như Việt Cách, Việt
Quốc vẫn lên tiếng phản đối, một bộ phận nhân dân còn băn khoăn. Trước tình
hình đó, ngày 25 tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố Lời kêu gọi
nhân dân thi hành đúng Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp với lòng mong muốn: “Quốc
dân giữ lòng kiên quyết nhưng bình tĩnh, các báo thì bình luận một cách chính
đáng, những lời lẽ nên cân nhắc... Chúng ta phải tỏ cho họ biết rằng “dân ta
yêu tự do, độc lập, trọng hòa bình, tín nghĩa”. Đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã trình bày vắn tắt lập trường, đường lối chính trị của Đảng, Chính phủ trước
đồng bào cả nước, và động viên đồng bào cần phải biết chịu đựng hy sinh để mưu
tính sự nghiệp lớn.
Trong thời điểm
ngặt nghèo của dân tộc, việc ký Hiệp định sơ bộ là một quyết định sáng suốt, một
mẫu mực sách lược trong đấu tranh ngoại giao, tận dụng thời cơ, nhân nhượng có
nguyên tắc của Đảng và Nhà nước ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.
Ngày nay, đất
nước ViệtNamđã hoàn toàn độc lập, thống nhất và vững bước trên con đường đổi mới
và hội nhập. Lịch sử quan hệ Việt - Pháp sau những thăng trầm, quanh co của lịch
sử đã được khép lại, và mở ra một chương mới với tình hữu nghị, hợp tác và phát
triển. Những bài học thực tiễn trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc,
thống nhất đất nước là cơ sở vững chắc để một dân tộc luôn yêu tự do, hòa bình
và công lý, cùng nhau kiên trì, đồng tâm bảo vệ nền độc lập, thống nhất quốc
gia, cũng như trong công cuộc xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh.
ĐTT-KBS
0 nhận xét:
Đăng nhận xét