Chiến tranh không nên xảy ra, nhưng Mỹ và NATO
hoàn toàn không có tư cách để nói về vấn đề nhân quyền trong cuộc chiến ở
Ukraine.
Năm 2011, Mỹ và NATO đã oanh tạc đất nước
Libya tươi đẹp, khiến hàng nghìn người mất mạng. Theo số liệu thống kê không đầy
đủ từ báo chí quốc tế, hơn 14.500 người dân Libya đã chết trong trận chiến này.
Bom của NATO đã dội thẳng vào dân thường, tay không tất sắt. Nguyên nhân dẫn đến
cuộc chiến này không gì khác ngoài lợi ích kinh tế từ một thứ tài nguyên vô
cùng quý giá mà Mỹ và NATO thèm khát ở quốc gia Bắc Phi xinh đẹp này, đó chính
là Dầu mỏ. Nhân quyền của người dân Libya đã bị chà đạp mà không một tổ chức
nào lên tiếng tố cáo cũng như đứng ra nhận trách nhiệm.
Chiến tranh ở Afghanistan kéo dài suốt 20 năm
(2001-2021), khiến 165.000 người chết. Nhẽ ra, Liên hợp quốc đã phải mạnh mẽ
lên tiếng và can thiệp để hạn chế số nhân mạng thương vong. Vậy mà, suốt 20 năm
qua họ đã ở đâu khi người dân Afghanistan đổ máu vì bom, đạn chiến tranh. Ai sẽ
bảo vệ nhân quyền cho những người dân thường chết trong cuộc chiến ấy? Mỹ với sức
mạnh quân sự số 1 thế giới nhưng đã không thể kết thúc cuộc chiến sớm hơn để ít
hơn nhân mạng bị tước bỏ không đáng có. Tất cả đều là sự giả dối để trở thành
cái cớ hợp lý cho Mỹ duy trì sự hiện diện của mình ở khu vực Trung - Nam Á.
Trong cuộc chiến tranh ác liệt ở Syria từ
tháng 3/2011 đến tháng 3/2018, theo số liệu thống kê thì có 224.000 người tử nạn.
Tuy nhiên, theo ước tính của tổ chức phi chính phủ Trung tâm Nghiên cứu Chính
sách Syria (SCPR), cuộc xung đột này đã làm từ 353.593 đến 498.593 người
thiệt mạng. Và con số thực tế có thể còn hơn thế khi mà xung đột vẫn chưa chấm
dứt. Đây là hệ quả của làn sóng biểu tình với những tên gọi: Mùa xuân Ả Rập và
Mùa đông Ả Rập do Mỹ đứng sau thúc đẩy và hậu thuẫn. Vấn đề nhân quyền bị xâm hại
nghiêm trọng và luôn bị đổ lỗi cho những kẻ khủng bố. Một lý do rất đỗi hợp lý
để mua chuộc lòng người nhằm tạo cái cớ không thể chính đáng hơn cho sự can thiệp
của Mỹ và NATO. Cuộc chiến sau đó đã bị quốc tế hoá một cách trắng trợn và tàn
bạo. Hơn 5 triệu người đã phải di tản khỏi Syria, và nơi đây trở thành nơi các
nước thể hiện sức mạnh quân sự của mình. Nhân quyền ở đó, lúc đó bỗng nhiên tàn
hình.
Tất cả những cuộc chiến trên có cộng lại thì
cũng chưa ác liệt bằng cuộc chiến ở Iraq, với 1.200.000 người chết chỉ vì 1 lọ
muối. Vị Tổng thống vĩ đại của đất nước Iraq - Saddam Hussein đã bị bức tử trước
toà án quốc tế giả tạo và bịp bợm. Ông đã bị treo cổ với tội danh chống lại
loài người. Và loài người ở đây chính là quân xâm lược Mỹ và NATO cùng lời nói
dối trắng trợn nhất thế kỷ XXI: lọ muối là vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Nói về
Saddam Hussein, đối với Việt Nam ông là ân nhân, là người bạn hữu nghị thân thiết
của nhân dân Việt Nam. Người đã sẵn sàng xoá nợ cho Việt Nam trong những năm
tháng khó khăn để phát triển kinh tế và tặng thêm 400.000 tấn dầu cho nhân dân
miền Nam Việt Nam kèm theo ý định cho vay thêm 1,5 triệu tấn nữa. Cùng thời điểm
đó, ngài Hussein còn đồng ý cho miền Bắc Việt Nam vay 2 triệu tấn dầu mà không
tính lãi. Chỉ như vậy thôi cũng đủ thấy ông Hussein là một người có tình yêu
thương con người cao cả và vĩ đại. Ông không thể nào là kẻ chống lại loài người
như bản án mà chính quyền Iraq do Mỹ lập nên kết tội cho ông.
Ấy thế mà, ngay khi chiến sự ở Ukraine nổ ra,
những kẻ chà đạp lên nhân quyền không thương tiếc bao năm nay lại dạy người
khác về bài học nhân quyền. Thứ nhân quyền ấy là thật hay chỉ là thứ “nước mắt
cá sấu” đầy ghê tởm.
Để rao giảng về nhân quyền, Mỹ và NATO không
tiếc những hành động khiêu khích, đe doạ, đẩy thuyền thô bạo khiến chính quyền
hiện tại của Ukraine lâm vào con đường tiến thoái lưỡng nan và hệ quả có thể dẫn
đến một cuộc chiến tranh quy mô lớn, trở thành đại chiến thế giới thứ 3.
Với những việc làm ấy, thử hỏi Mỹ và NATO lấy
tư cách gì để giảng đạo lý về nhân quyền cho người khác?
Lương tâm con người của cầu thủ bóng đá người
Thổ Nhĩ Kỳ Aykut Demir đã làm cậu ấy khác biệt so với phần còn lại giả tạo và
ích kỷ. “Hàng nghìn người chết mỗi ngày ở Trung Đông. Tôi cũng cảm thấy buồn.
Tôi chia sẻ nỗi đau của những người vô tội. Những người ủng hộ Ukraine hôm nay
lại không có hành động gì để bảo vệ những người dân vô tội đó. Tôi không thích
mặc áo ủng hộ này vì nó không dành cho những quốc gia mà tôi yêu quý, vốn cũng
đang chịu cảnh chiến tranh".
Với cục diện hiện tại ở Ukraine, sẽ tốt hơn hết
là sự can thiệp kịp thời của cả Mỹ và NATO với tư cách là “người khuyên nhủ” đối
với Tổng thống Ukraine Zelensky nên tạm gác những quyết định nóng vội về tương
lai của Ukraine trở thành thành viên NATO và EU. Cả Mỹ và NATO biết rõ họ có thể
ngăn chặn cuộc chiến hoặc không để cuộc chiến xảy ra nếu họ làm việc đó từ sớm.
Nhưng có lẽ, họ không có chủ đích như thế, bởi chiến tranh là thứ họ mong muốn.
Chỉ có điều, Nga quá cảnh tỉnh với thời cuộc. Họ lựa chọn phát động tấn công
thay vì để bàn tay của Mỹ và NATO dựng nên một cuộc nội chiến ở Ukraine giống
như những kịch bản đã diễn ra ở Libya, Syria, Afghanistan, Iraq và nhiều quốc
gia Trung Đông khác.
Cuối cùng, nhân quyền mãi là giấc mơ ngàn đời của loài người. Cũng vì thế nó trở thành bình phong tốt nhất cho những việc làm phi nhân tính của Mỹ và NATO. Một lần nữa, chiến tranh không nên xảy ra, nhưng Mỹ và NATO hoàn toàn không có tư cách để nói về vấn đề nhân quyền trong cuộc chiến ở Ukraine.
KSVC - H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét