Cuộc
đấu tranh tư tưởng ở nước ta hiện nay không tách rời quá trình đổi mới tư duy,
đổi mới nhận thức và công cuộc đổi mới của Đảng. Là giai đoạn tập trung vào phê
phán, khắc phục những tư tưởng nhận thức, lý luận và thực tiễn mang nặng chủ
nghĩa giáo điều, bệnh duy ý chí, tư tưởng bảo thủ trì trệ, bao cấp, quan
liêu... Đây là cuộc đấu tranh tự phê phán nội bộ, đổi mới chính mình là chính,
đồng thời đấu tranh với những kẻ thù địch. Những vấn đề tư tưởng hiện nay, là
những vấn đề lớn mang tính chất sống còn của Đảng và của chế độ, cũng như sự
nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa đất nước, hội nhập quốc tế toàn diện, nhưng
chúng lại thường bắt đầu từ những vấn đề nhỏ, cụ thể trong cuộc sống, trong sự
phát triển. Cuộc đấu tranh tư tưởng hiện nay vừa có tính nội bộ, vừa có tính
“địch - ta” hòa quyện với nhau mà cốt lõi vấn đề là đấu tranh bảo vệ và phát
triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, con đường xã hội chủ nghĩa
và những thành quả đổi mới, làm trong sạch và lành mạnh nội bộ để tiếp tục đưa
sự nghiệp cách mạng tiến lên.
Công
cuộc đổi mới tư duy đang tiếp tục để khắc phục những lạc hậu và yếu kém, cập
nhật những thành tựu mới, tích cực tổng kết thực tiễn và phát triển lý luận.
Trong giai đoạn hiện nay, cuộc đấu tranh tư tưởng và phát triển lý luận diễn ra
gắn với đặc điểm và hoàn cảnh mới:
Thứ
nhất, là cuộc đấu tranh, một mặt chống các kẻ thù tư tưởng chính trị chống phá
cách mạng nước ta nhằm “diễn biến hòa bình”, lật đổ chế độ; mặt khác chống sự
cực đoan và chủ nghĩa cơ hội về chính trị muốn phủ nhận quá khứ, phủ nhận hiện
tại, hướng đất nước theo con đường của chế độ tư bản chủ nghĩa trong một số
người bất mãn và dao động về chính trị cấu kết với bọn phản động ở nước ngoài.
Thứ
hai, cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận hiện nay phải chống lại và khắc phục những
biểu hiện của chủ nghĩa thực dụng, nhất là trong kinh tế và lối sống, phủ nhận
chủ nghĩa xã hội và con đường phát triển của Đảng ta và xa rời các giá trị văn
hóa nhân văn, đạo lý tốt đẹp của dân tộc.
Thứ
ba, cuộc đấu tranh với những biểu hiện muốn tư nhân hóa tất cả, phủ nhận thành
phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, những biểu hiện mất cảnh giác, tách rời
nhiệm vụ phát triển kinh tế với việc củng cố nền độc lập của dân tộc và con
người xã hội chủ nghĩa, chạy theo lợi ích cá nhân cực đoan, ích kỷ trong một bộ
phận cán bộ và nhân dân ta dưới tác động của kinh tế thị trường và chủ nghĩa
quan liêu, vô chính phủ làm sai lệch định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thực
tiễn trên đặt ra hết sức cấp bách cho nhiệm vụ công tác tư tưởng, lý luận ở
nước ta hiện nay. Do đó, phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
tư tưởng, lý luận. Sự lệch lạc, mơ hồ về tư tưởng, lý luận một mặt do tính phức
tạp mới mẻ trong quá trình triển khai sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế ở
nước ta và những chuyển biến mới trên thế giới. Sự đấu tranh về tư tưởng, lý
luận không những đối với kẻ thù tư tưởng, lý luận mà cả đối với nội bộ ở cấp cao và cơ sở địa phương với mức độ, biểu
hiện khác nhau.
Để
tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới theo chiều sâu, phải coi trọng hơn nữa mặt
trận nhận thức tư tưởng, văn hóa và lý luận nhằm làm rõ, phát triển những vấn
đề lý luận do công cuộc đổi mới và công nghiệp hóa đặt ra; đồng thời, đấu tranh
khắc phục, đánh bại sự tấn công về tư tưởng, lý luận của những lực lượng thù
địch và nhận thức lệch lạc mơ hồ, những hành động trái ngược với mục tiêu độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Công tác tư tưởng, lý luận một mặt phải đấu
tranh với chủ nghĩa cơ hội về chính trị, mặt khác phải quan tâm đến cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa thực dụng, duy kinh tế, coi thường những vấn đề chính
trị, văn hóa, xã hội. Đây là những loại nhận thức có nguy cơ chệch hướng xã hội
chủ nghĩa, những sự phát triển tự phát có lợi cho chủ nghĩa tư bản phản động
quốc tế nhằm tác động đến những khó khăn trong nước dẫn tới mất ổn định trong
phát triển ở nước ta.
Công
tác giáo dục lý luận và nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn là những vấn đề
quan trọng để đấu tranh với những tư tưởng sai lầm, lệch lạc; xây dựng lập
trường, quan điểm về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối đổi mới và sự lãnh đạo của Đảng ta. Thực tế đòi hỏi phải tăng
cường công tác nghiên cứu tư tưởng, lý luận, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Đồng
thời với công tác nghiên cứu lý luận thực tiễn cần phải đổi mới và tăng cường
hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng, lý luận. Phải xác định
nội dung, quy mô, phương pháp phê phán sát thực tiễn. Phải có tính tư tưởng,
tính chiến đấu, xác lập niềm tin có cơ sở khoa học. Công tác đấu tranh tư
tưởng, lý luận thực tiễn hiện nay là một trong những yêu cầu lớn của công tác
tư tưởng và văn hóa cần phải quán triệt sâu sắc nhằm khắc phục những nhận thức
sai lệch và xuyên tạc có tính chống đối, đồng thời củng cố những nhận thức đúng
đắn về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của
Đảng; góp phần nâng cao tư duy lý luận, bản lĩnh chính trị, lập trường, quan
điểm, xây dựng niềm tin kiên trì lý tưởng mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, đẩy mạnh quá trình đổi mới đạt nhiều thắng lợi.
N.T.L - H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét