Trưa
30/4/1975, cổng Dinh Độc Lập bị húc đổ. Giây phút lịch sử khi lá cờ quân giải
phóng đã tung bay ngay tại Tổng hành dinh của Chính quyền Sài gòn. Đánh dấu một
dấu mốc quan trọng khi đất nước thống nhất, non sông đã được thu về một mối, kết
thúc cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại
xâm của dân tộc ta.
Tuy vậy, trong những ngày tháng Tư này, bên cạnh những niềm vui, niềm hân hoan hướng đến ngày kỉ niệm giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4) thì có những người vốn dĩ là tay sai cho chế độ VNCH đang sống ở nước ngoài lại ra sức kêu gào, xuyên tạc ý nghĩa của ngày lịch sữ này của cả một dân tộc. Những hành động của chúng lôi kéo được nhiều đối tượng không thiện chí với Việt Nam, các thế lực thù địch tham gia giúp sức. Bằng nhiều chiêu trò như cắt ghép hình ảnh, xây dựng video với những lập luận như “Giải phóng miền nam là sai lầm”?, “Ngày 30/4 bản chất là Bắc Việt xâm lược Miền Nam”, “nếu không giải phóng miền nam thì giờ thì Miền Nam đã phát triển ngang với Hàn Quốc”...
Những lập luận nghe có vẻ thuyết phục, kết hợp nhiều thủ đoạn tô vẻ cắt ghép hình ảnh, câu chữ đã đánh lừa được nhiều người có nhận thức thấp. Thậm chí có nhiều kẻ vốn dĩ chẳng biết gì về lịch sữ, không cần đọc, tìm hiểu nhưng vẫn vào a dua, gào thét như mình là nhà tri thức, kẻ hiểu biết....
Đó là lý luận
của những kẻ đua càng, tay sai đang ở Hải ngoại, của những thế lực thù địch, những
kẻ đó sẻ không vui khi thấy Việt Nam thống nhất, toàn vẹn và phát triển.
Việc chúng ta
giải phóng Miền Nam là cuộc chiến chính nghĩa. Giữa một bên dân tộc bị xâm lược,
đô hộ và một bên là đế quốc Mỹ xâm lược và chính quyền tay sai VNCH phục vụ cho
mục đích xâm lược, cai trị của đế Quốc Mỹ. Lật lại lịch sử của đất nước trong
những năm tháng xâm lược nước ta, quân đội Hoa Kỳ và đồng minh đã gây ra hàng
loạt tội ác như giết người, hãm hiếp, đánh đập tù nhân, ném bom vào thường dân,
rải chất độc da cam v.v... Một số vụ tàn sát điển hình mà Đế quốc Mỹ và VNCH đã
gây ra, như vụ triệt hạ Hướng Điền (Quảng Trị, tháng 7-1955, giết hại 3 lần với
tổng cộng 91 người, trong đó có 15 phụ nữ và trẻ em gái bị hãm hiếp), vụ Đại Lộc
(Quảng Nam, cuối năm 1957, bắt và giết hại 5.000 người)… Diệm cũng cho xây dựng
hệ thống nhà tù và trại tập trung dày đặc. Nhà tù cỡ lớn giam từ ngàn người trở
lên thì lúc này miền Nam có khoảng 100 cái, như Chí Hòa (chứa 4.000 người), Phú
Lợi (6.000 người), Biên Hòa (3.000 người), Thủ Đức chứa (2.000 người)…. Hầu hết
đều có đầy đủ bằng chứng để chứng minh và buộc tội những người đã có hành động
gây ra tội ác chiến tranh.
Chiến thắng
ngày 30/4 là chiến thắng mang tính lịch sử nó thể hiện sự đúng đắn trong đường
lối, sách lược của cách mạng ta và được cả các nước xâm lược công nhận. Sau sự
kiện ngày 30/4/1975, Tờ Los Angeles Times đã có ngày dòng tít: “Người Mỹ ra đi,
Cộng hòa đầu hàng, nước Việt Nam trả lại cho người Việt…”; tờ báo hàng đầu của
Nhật Bản Asahi Shimbun đã đăng tải bài xã luận trong đó có đoạn: “Chiến tranh kết
thúc với tháng lợi thuộc về lực lượng giải phóng, điều đó nói lên rằng, thười đại
mà các nước lớn dùng sức bóp nghẹt chủ nghãi dân tộc đã chấm dứt”; tạp chí châu
Âu (Pháp) bình luận: “Sau 30 năm chiến đấu – những cuộc chiến đấu lạ lùng – từ
mùa xuân này, hòa bình đã trở lại trên toàn nước Việt Nam. Hòa bình trong độc lập.
Chắc chắn đây là thắng lợi trọn vẹn nhất mà một dân tộc có thể giành được với một
đế quốc hùng cường vào bậc nhất. Phải hàng năm, hàng chục năm nữa mới có thể lường
hết được tầm quan trọng của thắng lợi này”.
Sau ngày giải
phóng 30/4/1075, nhiều học giả phương Tây và chính khách Hoa Kỳ cũng thừa nhận
đây là cuộc chiến của người Mỹ xâm lược Việt Nam và người Việt Nam chống lại sự
xâm lược của người Mỹ. Trong cuốn sách Chiến tranh Việt Nam và văn hóa Mỹ (xuất
bản năm 1991 tại Mỹ), tác giả John Carlos Rowe và Rick Berg thẳng thắn chỉ ra:
“nói ngắn gọn, Mỹ xâm lăng Việt Nam, ở đó Mỹ làm ngơ tội ác xâm lăng với nhiều
tội ác khủng khiếp chống nhân loại ở Đông Dương”; Trong một cuộc họp báo ngay
sau khi chế độ Sài Gòn sụp đổ, Heinz Alfred Kissinger, cựu Ngoại trưởng Mỹ thừa
nhận: “Chúng ta đã sai lầm khi biến Việt Nam thành một nơi thí nghiệm chính
sách của chúng ta chứ không phải đối với chính sách của người Việt Nam. Tôi
nghĩ rằng, có lẽ việc đưa các lực lượng quân sự Mỹ vào Việt Nam là biện pháp giải
quyết tồi nhất, vì điều đó có nghĩa là đưa một yếu tố ngoại lai vào”; Cố giáo
sư Trần Chung Ngọc - cựu sĩ quan Việt Nam Cộng hòa (người định cư ở Mỹ sau sự
kiện 30/4/1975) đã thẳng thắn chỉ ra: “Ngày nay, lịch sử đã rõ ràng. Nhiều hồ
sơ mật về cuộc chiến đã được giải mật. Với những hiểu biết mới về cuộc chiến
thì chúng ta đã rõ, cuộc chiến trước 1954 là cuộc chiến chống xâm lăng của thực
dân Pháp toan tính tái lập nền đô hộ trên đầu dân Việt Nam, với sự hỗ trợ về
quân cụ, vũ khí rất đáng kể của Mỹ… Còn cuộc chiến hậu Geneva là cuộc chiến chống
xâm lăng của Mỹ, Mỹ xâm lăng vì cái thuyết Domino sai lầm…”
Điều này chứng tỏ một điều cuộc chiến của
chúng ta là cuộc chiến chính nghĩa, nó thể hiện sự đúng đắn và việc giải phóng
Miền Nam thống nhất đất nước như một mốc son chói lọi của dân tộc./.
NĐV-H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét