Trong khi Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII mới
đang chuẩn bị họp, thì trên các trang mạng xã hội ngay lập tức đã xuất hiện các
bài viết của những phần tử phản động nhằm xuyên tạc, vu khống, nói xấu Đảng.
Trong đó, đáng chú ý là những bài viết trên trang blog Tiếng Dân, của hai đối
tượng Lê Hoàng Mai và Trần Đông A khi chúng cố tình phát tán bài viết “Những bất
thường trước Hội nghị Trung ương 5” và “Những biến cố trước Hội nghị Trung ương
5” với nội dung bôi nhọ nói xấu Đảng Cộng sản Việt Nam, hướng lái dư luận trước
Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII.
Thực chất cách nói trên chỉ sự thể hiện giọng điệu, chiêu trò cũ rích của
các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị. Chúng ta chẳng lạ chiêu trò
này bởi nó chỉ là “bổn cũ soạn lại” mà thôi. Bằng những luận điệu xuyên tạc cũ
rích, các thế lực thù địch, phản động triệt để khoét sâu vào những vấn đề như:
Có nhiều bất thường trước Hội nghị Trung ương 5, Đảng đứng trước quá nhiều vấn
đề gay cấn liên quan đến phục hồi kinh tế sau đại dịch nên kinh tế Việt Nam có
thể “vỡ trận”, “khủng hoảng về đối nội đối ngoại” do tiếp tục có những cuộc “so
găng” để hạ bệ lẫn nhau; cuộc chiến chống tham nhũng mà Đảng ta đã phát động là
cuộc đấu tranh giành quyền lực trong nội bộ, giữa “Đảng quyền” và “Pháp quyền”,….
Nguy hiểm hơn, trước những diễn biến phức tạp của tình hình xung đột giữa Nga
và Ukraine, những “thầy bói xem voi” này lại khuyến nghị Việt Nam muốn tìm con
đường phát triển đúng đắn phải thay đổi ý thức hệ, đi theo quĩ đạo tư bản chủ
nghĩa thì mới không bị rơi vào “khủng hoảng đối ngoại”… nhằm kích động, tạo ra
những bất ổn, gây áp lực cho Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Cần phải khẳng định rằng những luận điệu trên chỉ là sự nhai đi nhai lại
những luận điệu chống phá cũ rích mà các đối tượng đã rêu rao ra rả trước đây.
Chúng như những con bò ngồi nhai lại mở cỏ khô mà không biết nhìn nhận vào kết
quả của công cuộc chống tham nhũng; vào những thành tựu phục hồi kinh tế sau đại
dịch vừa qua, sự phát triển trên tất cả các mối quan hệ ngoại giao của nước ta
với các vấn đề chính trị lớn trên thế giới với các nước… Có thể nói, những đối
tượng trên nói chuyện chính trị nhưng không hiểu về chính trị.
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội đi cùng với sự xuất hiện của Nhà nước
và quyền lực của Nhà nước. Để chống tham nhũng một cách triệt để và làm trong sạch
bộ máy Nhà nước không có cách nào hơn là phải đẩy mạnh cuộc chiến phòng, chống
tham nhũng mà Đảng ta đang thực hiện hiện nay. Cuộc đấu tranh đó là sự sàng lọc
tự nhiên để loại bỏ những phần tử thoái hóa biến chất ra khỏi bộ máy của Đảng,
Nhà nước chứ không phải là sự đấu đá, thanh trừng nội bộ như những kẻ chống phá
đang rêu rao.
Về sự phát triển kinh tế xã hội sau đại dịch, những con số thông kê về
chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng 2% so với tháng trước và tăng 9,4% so
với cùng kỳ cũng là một dẫn chứng rất thuyết phục. Sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm
soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Nền kinh tế đang trên
đà phục hồi tích cực trong đó có sự bứt phá mạnh mẽ của khối sản xuất kinh
doanh trong ngành Công thương. Đã thể hiện rõ vai trò của Đảng và Nhà nước ta
trong phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Về quan hệ ngoại giao, không phải tự nhiên mà lần thứ hai, tân Thủ tướng
mới của Nhật Bản lại chọn Việt Nam là nước đến thăm đầu tiên sau khi nhâm chức.
Hay những hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hoa Kỳ khi đã thúc đẩy mối
quan hệ không chỉ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ mà còn thể hiện vai trò là nước đầu
tàu của ASEAN khi đóng vai trò kết nối giữa ASEAN và Mỹ; sự ứng xử khôn khéo
trong cuộc chiến tranh giữa Nga và Ucraina vừa qua để hiện tư tưởng “ngoại giao
cây tre” của Việt Nam được nâng lên một tầm cao mới chứ không hề có sự “khủng
hoảng đối ngoại” nào như chúng rêu rao…
Những kẻ viết những lời xuyên tạc đó chỉ như những kẻ ấu trĩ, non kém về
chính trị, chỉ biết nhai đi nhai lại những luận điệu cũ rích mà thôi./.
NQT-H1
0 nhận xét:
Đăng nhận xét