Tư
duy lý luận về thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được thực tiễn khẳng
định là đúng đắn và từng bước đi vào cuộc sống. Những thành tựu về phát triển
kinh tế - xã hội của nước ta trong thời gian qua đã khẳng định điều đó. Tuy
nhiên, kinh tế thị trường ở nước ta còn sơ khai, các thị trường chưa đồng bộ và
hoàn chỉnh, còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về tính định hướng XHCN đối với
kinh tế thị trường còn chưa sáng tỏ. Vì vậy, phải tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi
và đổi mới tư duy trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng XHCN.
Thực
tiễn cho thấy, đến nay chúng ta vẫn đang hình thành được một khung lý thuyết về
thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, nên trong xây dựng, vận hành và xử
lý các vấn đề của cơ chế kinh tế, nhiều khi, chưa tôn trọng đầy đủ và nhất quán
những nguyên tắc của nền kinh tế thị trường cũng như của định hướng XHCN. Những
đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đặc biệt về cấu trúc,
quan hệ giữa các yếu tố, bộ phận hợp thành thể chế kinh tế thị trường định hướng
XHCN, vẫn chậm làm sáng tỏ về mặt lý luận mối quan hệ giữa hai thành tố là kinh
tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa, về sự kết hợp chúng một cách hữu
cơ để tạo thành một phương thức mới giải quyết các vấn đề phát triển của Việt
Nam.
Nhận
thức lý luận về kinh tế thị trường định hướng XHCN còn chậm so với thực tiễn
phát triển. Nhiều vấn đề đặt ra còn chưa được giải quyết, tổng kết kịp thời. Thể
chế kinh tế thị trường, kể cả hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước, mặc
dù đã dần được hình thành, song còn chậm, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và một
số mặt chưa phù hợp, đã gây cản trở, làm méo mó quá trình vận hành của cơ chế
thị trường. Hiệu lực quản lý Nhà nước còn hạn chế, nhất là trong điều hành nền
kinh tế còn nặng tính hành chính; phân định chức năng chưa rõ ràng. Một mặt, có
xu hướng buông lỏng chức năng của Nhà nước trong điều tiết kinh tế thị trường,
mặt khác, lại duy trì quá lâu sự độc quyền trong một số lĩnh vực (nhiều trường
hợp độc quyền nhà nước biến thành độc quyền doanh nghiệp).
Để
đổi mới tư duy lý luận về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam cấn thực hiện một số giải pháp sau:
Một
là: Thống nhất về nhận thức, tư tưởng. Phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam phải vừa bảo đảm tôn trọng các nguyên tắc của kinh tế thị
trường, vừa phát triển bền vững trên cơ sở chú trọng kết hợp giữa tăng trưởng
kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Đồng thời giữ vững
vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị
trường.
Hai
là: Nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, tập trung vào các nội dung chủ yếu
sau: Định hướng sự phát triển bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế,
chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường; Tạo môi trường
pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi để phát huy các nguồn lực xã hội cho
phát triển; Hỗ trợ phát triển, chăm lo xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội quan trọng, hệ thống an sinh xã hội; Bảo đảm tính bền vững và tích cực
của các cân đối kinh tế vĩ mô, hạn chế các rủi ro và tác động tiêu cực của cơ
chế thị trường; Chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái.
Ba
là: Tiếp tục phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị
trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh. Tiếp tục đẩy mạnh quá trình đa
dạng hóa sở hữu, phát triển nền kinh tế với nhiều loại hình sản xuất, kinh
doanh vừa tạo ra sức cung, vừa tạo ra sức cầu cho các loại thị trường. Phải có
một chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với từng giai đoạn phát
triển của đất nước và xu thế phát triển chung của thế giới, chú trọng phát triển
nông nghiệp, nông thôn, nông dân; phát triển khoa học, công nghệ; áp dụng kịp
thời các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào đổi mới công nghệ trong sản xuất. Đẩy
mạnh sự phân công, hợp tác giữa các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế,
cũng như mối quan hệ hợp tác trên phạm vi quốc tế. Hoàn thiện môi trường thể chế,
tôn trọng tự do cạnh tranh và kiểm soát độc quyền. Nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế hỗn hợp, được cấu thành từ nhiều hình thức
sở hữu, nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại trong một thể thống nhất. Trong
đó, kinh tế nhà nước và tập thể phải ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của
nền kinh tế quốc dân; kinh tế cổ phần ngày càng phát triển, trở thành hình thức
tổ chức kinh tế phổ biến, thúc đẩy xã hội hóa các nguồn vốn sản xuất.
Bốn
là: Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất,
kinh doanh. Cần quán triệt và cụ thể hóa quan điểm Đảng là: các thành phần kinh
tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài,
hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
Kinh
tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định
hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành
phần kinh tế cùng phát triển. Tiếp tục đổi mới và phát triển các loại hình kinh
tế tập thể và doanh nghiệp cổ phần. Cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống
chính sách và pháp luật theo hướng minh bạch, công khai, tạo ra môi trường kinh
doanh, cạnh tranh bình đẳng cho mọi thành viên tham gia thị trường... Xóa bỏ mọi
sự phân biệt đối xử theo hình thức sở hữu.
Tóm
lại, chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là kết
quả của quá trình vận dụng một cách sáng tạo học thuyết lý luận hình thái kinh
tế - xã hội của chủ nghĩa Mác-Lênin, cũng như dựa trên những điều kiện thực tế
của nước ta. Việc thực hiện mô hình kinh tế này trong những năm qua đã đưa đất
nước ta đến những kết quả to lớn trong phát triển kinh tế- xã hội. Tuy vậy,
trong quá trình thực hiện cũng còn nảy sinh nhiều những bất cập cần phải được
tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện. Cần phải thực hiện đồng bộ nhiều những
giải pháp để hoàn thiện mô hình kinh tế, đặc biệt là thực hiện một số giải pháp
đã nêu trên./.
H2
– Nguyễn Bá Luyện
0 nhận xét:
Đăng nhận xét