Thúc đẩy, bảo
vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Thì Đại hội XIII của Đảng xác định
“Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng,
quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm
mục tiêu phấn đấu”.
Để hoàn thành nhiệm vụ đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam hiện nay, cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quan điểm chỉ đạo của Đảng về quyền con người. Thường xuyên nắm chắc tình hình, dự báo kịp thời âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch trên lĩnh vực quyền con người để đề xuất giải pháp phù hợp.
Thứ hai, tích
cực, chủ động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,
thể chế Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đồng thời, chủ động, tích cực tham gia và đóng góp
trực tiếp vào việc định hình giá trị cũng như luật pháp về vấn đề quyền con người
trong quan hệ quốc tế.
Thứ ba, đổi
mới nội dung, phương thức đấu tranh có hiệu quả trên lĩnh vực quyền con người.
Đa dạng hóa các hình thức đấu tranh trên cơ sở giữ vững quan điểm và nguyên tắc.
Thứ tư, xây
dựng và hoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp trong phòng, chống chiến lược “diễn
biến hòa bình” trên lĩnh vực quyền con người trong cả hệ thống chính trị.
Thứ
năm, tiếp tục nâng cao năng lực của đội ngũ chuyên môn, chuyên trách trên
các mặt (tư tưởng, lý luận, thông tin, truyền thông, văn hóa, ngoại giao, an
ninh chính trị, bảo vệ chính trị nội bộ); xây dựng cơ sở dữ liệu chủ động công
bố trên cổng thông tin điện tử bằng tiếng Việt và tiếng Anh về thành tựu trong
bảo vệ, bảo đảm quyền con người ở Việt Nam.
Thứ sáu, đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội, thông tin đối ngoại về
thành tựu bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân qua hơn 35 năm đổi mới.
Thứ bảy, ngăn
chặn, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, chống phá, gây mất ổn định
chính trị - xã hội tại Việt Nam. Đồng thời, chủ động công bố rộng rãi trên các
phương tiện thông tin đại chúng cả ở trong nước và quốc tế.
Thứ
tám, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thực hiện sơ kết, tổng kết,
rút kinh nghiệm về đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực
quyền con người. Đồng thời, chú ý lắng nghe dư luận nhân dân, tiếp nhận ý
kiến giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị -
xã hội để nâng cao hiệu quả đấu tranh. Coi trọng phát hiện các yếu tố tích cực,
điển hình tiên tiến, để tuyên dương, rút ra những bài học, kinh nghiệm. Tiếp tục
xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đấu tranh có hiệu quả với các âm mưu,
thủ đoạn thù địch trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam./.
PQV-H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét