Trung
tướng, Anh hùng LLVTND Khuất Duy Tiến là một vị tướng dạn dày trận mạc. Ông đã
cầm súng ở các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cho đến các cuộc chiến bảo
vệ Tổ quốc tại biên giới.
Trung
tướng Khuất Duy Tiến tham gia Cách mạng từ những năm 1946, ông chính thức nhập
ngũ năm 1950 và từ năm 1971, ông cùng các đồng đội đã lập nhiều chiến công. Đặc
biệt trong những chiến công ấy, điều khiến người ta ghi nhớ và nhắc về ông mãi
mãi sau này chính là nghệ thuật nghi binh của ông trong chiến dịch Tây Nguyên.
Nghệ thuật ấy đã tạo nên chiến thắng thần tốc 1 ngày bằng 20 năm.
Nói
đến chiến thắng của chiến dịch Tây Nguyên thì không thể không nhắc đến Trung tướng
Khuất Duy Tiến. Đơn giản vì một điều ông chính là tác giả của "cú lừa"
đầy ngoạn mục của chiến dịch lịch sử này.
Chính
nghệ thuật nghi binh ông tạo ra đã làm nên chiến thắng thần tốc 1 ngày bằng 20
năm. Thời điểm đó, Anh hùng LLVTND Khuất Duy Tiến là Trưởng phòng tác chiến mặt
trận Tây Nguyên và ông là người đặt bút soạn thảo kế hoạch nghi binh.
Trên
10 trang giấy ấy, một kế hoạch tác chiến hoàn hảo đã được tạo ra. Kế hoạch nghi
binh của Trung tướng Khuất Duy Tiến khi ấy đã đánh lừa địch, khiến chúng tưởng
ta chuẩn bị đánh Kon Tum - Gia Lai nhưng trên thực tế, ta lại điều quân xuống
phía Nam Tây Nguyên, chuẩn bị đánh Buôn Ma Thuột. Đây được coi là cuộc nghi
binh hoàn hảo trong kháng chiến chống Mỹ, khiến quân địch và chính quyền Sài
Gòn bất ngờ, trở tay không kịp.
Với
nghệ thuật nghi binh của mình, Trung tướng Khuất Duy Tiến đã tạo ra một cú lừa
ngoạn mục - khiến quân địch bị động, hoảng hốt rồi tan rã.
Trận
đánh ấy giành thắng lợi vẻ vang, nhưng cũng không ít người nằm lại và
"chưa có trận chiến đấu nào hy sinh cao đến như vậy" trong cuộc đời
chiến đấu của ông. Để sau này, mỗi khi nhắc về những chiến công, ông vẫn luôn
tâm niệm:
"Danh
hiệu anh hùng này là của tất cả các đồng chí liệt sĩ Sư đoàn 320 gắn cho tôi chứ
bản thân tôi, tôi chỉ là người tham gia, đại diện cho anh em tôi".
"Công
của mình là công của các anh em liệt sĩ".
"Ơn
đó sâu sắc lắm".
"Trả
bao giờ cho hết".
Và
tất cả những hồi ức ấy như vẫn còn mới, vẹn nguyên dù đã nhiều chục năm qua đi.
Hoà bình của chúng ta là xương máu biết bao người.
Những
hy sinh ấy đã nằm lại mãi mãi trong tim ông, trong tâm trí ông, để đến bây giờ,
khi nhìn lại tất cả, ông khảng khái nói rằng: "Bố mẹ tôi sinh ra tôi xương
thịt chỉ còn 15% thôi. Còn 85% của các liệt sĩ. Anh em đã hy sinh cho mình sống".
TVV-H4
0 nhận xét:
Đăng nhận xét