CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2022

ĐIỂM TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

 

Những năm qua, cùng với sự chống phá trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh thì các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng internet, mạng xã hội để tuyên truyền chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng với những thủ đoạn rất tinh vi, thâm độc.

Để kịp thời chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn quân đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, ngày 08/01/2016, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ban hành Chỉ thị số 47; Bộ Chính trị khóa XII ban hành Nghị quyết số 35 ngày 22/10/2018 về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” (Nghị quyết số 35) và trong Văn kiện Nghị quyết Đại hội XIII Đảng ta đã xác định: “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; chủ động cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, khách quan, đúng định hướng để phòng chống diễn biến hòa bình, thông tin xấu độc trên internet, mạng xã hội”.

Thực hiện tốt nhiệm vụ trên là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành hiện nay, đặc biệt là vai trò của quân đội nói chung và lực lượng vũ trang Trường SQLQ1 nói riêng trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Tính đến đầu quý II/2022, Việt Nam có 72,10 triệu thuê bao internet (chiếm 73,2% dân số) và 77 triệu tài khoản mạng xã hội (chiếm 78,1% dân số). Trong đó, MXH Facebook có khoảng 70 triệu tài khoản, Facebook Messenger có khoản 54 triệu tài khoản, Youtube có khoảng 62,5 triệu tài khoản, Zalo, Tik tok khoảng 45 triệu tài khoảng và có đến 156 triệu thuê bao di động (chiếm 158,6% dân số).

Chúng ta không thể phủ nhận mạng xã hội ngày càng góp phần quan trọng trong việc củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và điều hành của Chính phủ.

Sự thực như tháng 10-2015, Chính phủ đã lập 2 tài khoản Facebook là “Thông tin Chính phủ” và “Diễn đàn Cạnh tranh quốc gia” với kỳ vọng giúp người dân tiếp cận kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, thông tin thời sự chính trị, kinh tế - xã hội, hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Gần đây nhất, trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, việc điều hành của Chính phủ, hoạt động của các ban, bộ, ngành thông qua trực tuyến, online, MXH đã chứng minh điều đó.

MXH góp phần tích cực vào sự phát triển nhận thức, tư duy và kỹ năng sống của con người, vào sự phát triển của văn hóa cộng đồng, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hóa của Việt Nam. Các MXH, nhất là MXH xuyên quốc gia như Facebook, Youtube… đã tạo ra những cơ hội, khả năng tiếp xúc, giao lưu văn hóa, thúc đẩy xích lại gần nhau, hiểu biết lẫn nhau giữa dân tộc ta với các dân tộc khác trên thế giới. Thông qua MXH, thế giới biết đến Việt Nam hơn như một dân tộc yêu chuộng hòa bình, tôn trọng công lý, năng động với một kho tàng các giá trị văn hóa phong phú, đầy bản sắc.

Tuy nhiên, MXH đã và đang trở thành công cụ hàng đầu để các thế lực thù địch lợi dụng tiến hành phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng; làm gia tăng nguy cơ lộ lọt bí mật Nhà nước. MXH tác động tiêu cực đối với sự phát triển văn hóa. MXH đang trở thành công cụ, môi trường “màu mỡ” để tội phạm lợi dụng hoạt động (hiện nay, thường xuyên có khoảng trên 3.000 trang mạng blog, gần 500 trang facebook fanpage; trên 100 trang youtube và gần 10.000 tài khoản MXH facebook đăng tải hàng trăm ngàn tin, bài có nội dung xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước; vu khống, bôi nhọ, xúc phạm các tổ chức, cá nhân các đồng chí lãnh đạo), đây chính là những con sâu, những mầm mống u nhọt mà chúng ta cần tập trung loại bỏ./.

PQV-H8

0 nhận xét: