Thời gian
qua, các thế lực thù địch ra sức chống phá, xuyên tạc cho rằng “Việt Nam không
có dân chủ, nhân quyền”. Họ thường xướng lên cụm từ “tù nhân lương tâm” nhằm mục
đích cổ súy, hậu thuẫn và kích động các đối tượng chống phá, xuyên tạc chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Qua vụ việc
các đối tượng chống đối như: Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Thành,
Cấn Thị Thêu, Phạm Thị Đoan Trang,... được đưa ra xét xử công khai với bản án
thích đáng là việc làm cần thiết nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật
đến mức nguy hiểm đối với xã hội. Tuy nhiên, một số tổ chức nước ngoài không có
thiện chí với Việt Nam lại ra những tuyên bố phê phán Tòa án Việt Nam và tỏ
thái độ cổ súy, ủng hộ những đối tượng đã bị xét xử và phán quyết công khai về
hành vi phạm tội. Đây thực chất là cách tiếp cận pháp lý hết sức sai trái và
xuyên tạc trắng trợn tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Các thế lực
thù địch còn quy chụp: Việt Nam xem xét nhân quyền với nội hàm quá rộng, thiên
về khuôn phép xã hội, mà coi nhẹ việc bảo đảm quyền tự nhiên cụ thể của cá
nhân. Họ cố tình lờ đi một sự thật hiển nhiên rằng: bảo đảm quyền tự nhiên cụ
thể của cá nhân phải đặt trong mối quan hệ với lợi ích của xã hội trong khuôn
khổ pháp luật. Họ chỉ dựa trên một số thông tin chưa được kiểm chứng và mang động
cơ thù địch về chính trị đối với Việt Nam để quy chụp tình hình dân chủ, nhân
quyền sẽ là cách nhìn lố bịch. Điều này thấy rõ nhất trong các bản phúc trình
nhân quyền toàn cầu từ năm 2013 của Tổ chức theo dõi Nhân quyền (HRW).
Các thế lực
thù địch nhân danh nhân quyền phổ quát để ra sức cổ súy cho nhân quyền phương
Tây. Họ tự coi văn hóa phương Tây là trung tâm, xem nhân quyền phương Tây chi
phối nhân quyền phổ quát toàn thế giới và cao hơn chủ quyền quốc gia. Lối nhân
danh này bị chi phối bởi nguồn kinh phí hoạt động của những cá nhân, tổ chức
dân sự theo cơ chế thị trường, vi phạm nghiêm trọng công ước và nguyên tắc quốc
tế về cấm can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Điển hình là,
các bản phúc trình về nhân quyền của HRW thường bị nhiều nước phản ứng và chỉ
trích, lên án.
Mỗi quốc gia,
vùng lãnh thổ và nền văn hóa do khác biệt về hoàn cảnh lịch sử, giá trị truyền
thống, trình độ phát triển, chế độ chính trị,... nên có cách tiếp cận nhân quyền
phổ quát là khác nhau.
Ở Việt Nam,
trong những năm qua, việc bảo đảm nhân quyền đã được nhiều nhà lãnh đạo, chính
khách quốc tế, các nhà quan sát, du khách cảm nhận, đánh giá cao. Nhà báo
chuyên về chính trị Đông Nam Á, David Hutt phát biểu trên đài BBC News rằng, Đảng
Cộng sản Việt Nam đã hành động trách nhiệm và đặt người dân là mối quan tâm
hàng đầu. Ngoài ra, sự thành công của Việt Nam trong việc biến nguy thành cơ để
thực hiện có kết quả mục tiêu kép trong: phòng, chống đại dịch Covid-19; đồng
thời, phát triển kinh tế - xã hội, nhằm “không để ai bị bỏ lại phía sau” đã nhận
được rất nhiều bình luận, đánh giá tốt của giới chính khách, chuyên gia, truyền
thông quốc tế. Đó là minh chứng sống động trong việc tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy
nhân quyền của Đảng, Nhà nước Việt Nam./.
PVĐ-H4
0 nhận xét:
Đăng nhận xét