Ngày 30/6/2022, tại Hà Nội, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc
tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012
– 2022, đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua và đề
ra phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực; các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân
Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng;
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội Chính Trung ương, Phó trưởng ban Thường
trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Phan Đình Trạc
chủ trì Hội nghị.
Phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khái quát lại
những kết quả chủ yếu đã đạt được và làm rõ, nhấn mạnh thêm một số vấn đề để hội
nghị cùng thống nhất cao lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện trong thời gian tới.
Sau khi phát biểu nhìn lại công tác đấu tranh phòng, chống nhũng giai
đoạn 2012 - 2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành nhiều thời gian nói về
phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong công tác đấu tranh phòng, chống
tham nhũng thời gian tới.
Trước tiên, Tổng Bí thư yêu cầu phải tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa
hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền, xây dựng văn hoá tiết kiệm, không
tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Theo Tổng Bí thư, tuyên truyền, giáo dục là một trong những biện pháp
căn bản để nâng cao nhận thức, tinh thần, ý thức, đạo đức, xây dựng liêm chính,
chống tha hoá, biến chất.
Phải kiên trì giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức
về đức tính liêm khiết, chính trực; xây dựng văn hoá tiết kiệm, không tham
nhũng, tiêu cực.
"Cán bộ, đảng viên, trước hết là người lãnh đạo phải biết trọng
liêm sỉ, giữ danh dự, biết xấu hổ khi bản thân và người thân có hành vi tham
nhũng, tiêu cực.
Cha ông ta đã dạy: "Thiện căn ở tại lòng ta, chữ Tâm kia mới bằng
ba chữ Tài; có tài mà cậy chi tài; chữ "Tài" liền với chữ
"Tai" một vần!". Tránh tình trạng: "Chân mình còn lấm bê
bê, Lại cầm bó đuốc đi rê chân người"; "Thượng bất chính thì hạ tắc
loạn!"; "Cấp trên ở chẳng chính ngôi, cho nên ở dưới chúng tôi hỗn
hào!”” - Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Nhóm nhiệm vụ, giải pháp thứ hai, Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục xây dựng,
hoàn thiện đồng bộ thể chế về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, quản lý kinh tế - xã hội
và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kịp thời khắc phục những bất cập, bịt kín
những "khoảng trống", "kẽ hở" để "không thể tham
nhũng, tiêu cực".
Tổng Bí thư nêu rõ, phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng
chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội để hạn chế sự tác động tiêu cực
của "nhóm lợi ích", "sân sau", "tư duy nhiệm kỳ";
ngăn chặn nguy cơ nảy sinh tham nhũng, tiêu cực ngay từ khi xây dựng chính
sách, luật pháp.
Khẩn trương hoàn thiện các quy định về kiểm soát quyền lực, trách nhiệm
giải trình, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch. Quy định rõ trách nhiệm của
người đứng đầu trong kiểm tra, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực; và bảo vệ
người tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; khuyến khích và bảo
vệ cán bộ, đảng viên, người đứng đầu đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám
chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Trên đây là nội dung của công tác phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà
nước ta, song các đối tượng phản động, thù địch lại hướng dư luận sang một ngã
khác, chúng rêu rao việc một số cán bộ bị xử lý là thanh trừng nội bộ, phe này,
phe kia… rõ là nực cười./.
ĐTS-KBC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét