"Những
ngày tháng ấy, chúng tôi không chỉ trực tiếp tham gia, bảo vệ Người tại nơi ở,
nơi làm việc mà cả những nơi Người dự các cuộc mít tinh, hội nghị. Đó là niềm
vinh hạnh lớn mà ai ai cũng hằng mơ ước. Sống gần Bác, chúng tôi thấy mình được
lớn thêm, được Bác che chở, giáo dục… Lòng chúng tôi cũng trong sáng hơn trong
sự nghiệp và dạy bảo con cháu sau này" - Đó là câu chuyện của TS Trần Viết
Hoàn - người cận vệ thân tín, nguyên Giám đốc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
với chúng tôi trong những ngày cả nước đang hướng về ngày lễ trọng đại - Ngày
Quốc khánh 2/9.
Chúng tôi tìm
đến gia đình ông Trần Viết Hoàn tại một con ngõ nhỏ nằm trên phố Đội Cấn (Ba
Đình - Hà Nội), ông Hoàn chia sẻ: “Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày này lại rạo rực
trong người như khi còn trẻ ấy. Hào khí vẫn còn mạnh mẽ lắm các chú ạ” - Rồi những
hình ảnh về Bác, như thước phim quay chậm dần hiện về trong ký ức người cận vệ
già Trần Viết Hoàn.
Ông Hoàn kể:
Sau khi gặp và nghe đồng chí Lê Đức Thọ báo cáo về tình hình Hội nghị Paris trở
về, đến đêm Người ho và sốt. Hôm ấy là vào tối 12/8/1969. “Những ngày sau đó
Người ho và sốt nặng hơn, tuy nhiên Người vẫn gắng gượng lên xuống nhà sàn để
làm việc. Đến tối 17/8/1969, các bác sỹ đề nghị Người chuyển xuống ở và làm việc
tại ngôi nhà phía sau nhà sàn. Nhưng Người không đồng ý” - ông Hoàn nhớ lại.
Để đảm bảo an
toàn cho Người, Bộ Chính trị đã dựng căn nhà này để Người nghỉ ngơi. Nhưng Người
đã không nhận và giải thích rằng: “Khi nào có nhiều đồng chí phụ trách đến làm
việc với Bác thì họp ở nhà đó cho chắc chắn. Còn lúc ở một mình, Bác cứ ở nhà
sàn gỗ này thôi. Các chú lo cho Bác cũng phải lo cho dân. Dân chịu được thế
nào, Bác chịu được như vậy”.
Trong ký ức của
người cận vệ già, hàng tuần, Bộ Chính trị đến họp ở ngôi nhà 67 để đưa ra những
quyết sách lớn của Đảng, Nhà nước. Đến sau này và hiện nay, trong hồ sơ di sản
thuộc Khu di tích Phủ Chủ tịch, ngôi nhà này được gọi là ngôi Nhà 67” - ông
Hoàn cho biết.
Ngày
3/2/1969, cũng tại ngôi nhà 67 này Người đã viết bài “Nâng cao đạo đức cách mạng,
quét sạch chủ nghĩa cá nhân” nhằm biểu dương tinh thần h.y s.inh gương mẫu, đạo
đức trong sáng của cán bộ, đảng viên. Đồng thời kịch liệt lên án những hành vi,
tư tưởng cá nhân hẹp hòi, ích kỷ. Trong bài viết, Người chỉ ra rằng: Chủ nghĩa
cá nhân chính là nguyên nhân, là bạn đồng hành của căn bệnh tham ô, hủ hóa,
lãng phí, xa hoa, tham danh, trục lợi, làm hại đến quyền lợi của cách mạng, của
nhân dân, làm giảm thanh danh, uy tín của Đảng cầm quyền. “Đây cũng là bài viết
cuối cùng về đạo đức trước khi Người trút hơi thở cuối cùng” - ông Hoàn cho biết.
Vẫn giọng chậm
rãi, đượm buồn, ông Hoàn chia sẻ thêm, ngày 18/8/1969 do sức khỏe yếu nên Người
đã đồng ý chuyển xuống Nhà 67 ở và chữa bệnh. “Tuy nằm trên giường bệnh, nhưng
Người vẫn làm việc. Hàng ngày, Người vẫn nghe các đồng chí trong Bộ Chính trị
báo cáo công việc ở tiền tuyến, ở hậu phương và đọc sách báo.
PĐH-BS
0 nhận xét:
Đăng nhận xét