Từ sự sụp đổ và tan rã của CNXH ở Đông Âu, Liên Xô chúng ta có thể rút ra được những bài học:
Một là, quá trình đổi mới phải dựa vào nhân dân, phát huy vai trò
tích cực, sáng tạo của nhân dân và tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của bạn bè quốc
tế
Đảng lãnh đạo bằng đường lối, có đường lối lãnh đạo đúng đắn nhưng
đường lối đó chỉ trở thành sức mạnh vật chất khi quần chúng nhân dân hiện thực
hóa trong đời sống xã hội. Do vậy, đòi hỏi mỗi đảng cộng sản phải trung thành với
lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng sáng tạo các nguyên lý cách mạng để đề
ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn và phù hợp với thực tiễn. Để lãnh đạo,
quản lý điều hành đất nước có hiệu quả, Đảng cầm quyền, bộ máy chính quyền phải
gắn bó mật thiết với nhân dân, được lòng dân, nắm chắc dân và quy tụ được sức mạnh
của nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Luôn giữ tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, mở rộng quan hệ,
giao lưu đối ngoại, vận dụng sáng tạo nguyên tắc đối tượng – đối tác, lấy lợi
ích quốc gia dân tộc là trên hết. Tích cực hội nhập quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa tranh thủ
sự ủng hộ của bạn bè quốc tế trên tất cả các lĩnh vực, trọng tâm là kinh tế và
chính trị.
Hai là, xây dựng nhà nước XHCN trong sạch,vững mạnh, thực sự là
nhà nước của dân, do dân và vì dân
Sự liên hệ giữa Đảng với dân là một trong những điều kiện quyết định
sự tồn tại và vai trò chính trị thực tế của Đảng trong xã hội. Đảng liên hệ mật
thiết với dân, lấy dân làm gốc thể hiện ở những bình diện, cấp độ khác nhau
như: cán bộ, đảng viên sống gần gũi, chia sẻ với dân; Đảng thấu hiểu tâm tư,
nguyện vọng của dân; các đường lối, chủ trương của Đảng bảo vệ, phát triển những
lợi ích toàn diện, hợp lý của dân; dân tin tưởng, tự giác tham gia thực hiện
các nhiệm vụ chính trị do Đảng đề ra; dân trở thành hệ thống giám sát, bảo vệ Đảng,
phát hiện, cảnh báo và lên án những biểu hiện sai trái trong bộ máy Đảng, Nhà
nước; Đảng phải trở thành người đại diện cho quyền lợi, quyền lực của giai cấp
và dân tộc. Đó cũng chính là những điều kiện rất quan trọng bảo đảm sức mạnh
cũng như khả năng của Đảng trong việc đưa ra và thực hiện thắng lợi những nhiệm
vụ xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ sự bền vững của chế độ.
Ba là, giải quyết đúng đắn các vấn đề giai cấp, dân tộc và quốc tế
Tiếp tục khẳng định và kiên trì đường lối đối ngoại đúng đắn trên
cơ sở giữ vững độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa,đa dạng hóa quan hệ quốc
tế, với tinh thần “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước
trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Kết hợp
phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh
quốc tế nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Giữ vững quan điểm bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ
nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân; chăm lo và tăng cường
hậu thuẫn chính trị quốc tế cả trước mắt và lâu dài cho sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đấu tranh chống những quan điểm sai trái, phản động của
các thế lực thù địch, như: “phi giai cấp”, “phi chính trị”, “phi nhất nguyên
chính trị” để “đề cao” dân tộc và dân chủ
Bốn là, thường xuyên cảnh giác, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn
chống phá của chủ nghĩa đế quốc, các trào lưu tư tưởng chống cộng, cơ hội, xét
lại
Sự sụp đổ của hệ thống XHCN là cơ hội để các thế lực thù địch, chủ
nghĩa đế quốc lấy làm cơ sở để tuyên truyền, chống phá, xét lại đối với chế độ
XHCN ở nước ta. Đòi hòi mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn cảnh giác và có cái
nhìn toàn diện, tư duy lý luận sắc bén, có trách nhiệm đấu tranh, làm thất bại
mọi âm mưu của kẻ thù. Cần kết hợp đa dạng, mở rộng các hình thức đấu tranh với
giáo dục, tuyên truyền, giải thích rộng khắp trong quần chúng nhân dân. Phải
làm cho cuộc đấu tranh giữ vững “trái tim, khối óc” của nhân dân, không chỉ là
việc làm, nhiệm vụ của hệ thống chính trị mà còn là hành động tự giác của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân; nhân dân chính là người sáng tạo ra các hình thức
đấu tranh mới.
Nhận thấy để thực hiện thắng lợi sự nghiệp chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam, cần chú trọng một số giải pháp sau:
Một là, cần xây dựng và thực hiện tốt chiến lược công tác cán bộ,
nhất là cán bộ chủ trì và xây dựng nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý kế cận, kế tiếp
ở các cấp từ Trung ương đến địa phương. Trong công tác tổ chức sắp xếp cán bộ,
nhất là những vị trí chủ chốt cần lựa chọn đúng những người thực sự tiêu biểu về
bản lĩnh chính trị, đạo đức và lối sống, năng lực trí tuệ và trình độ tổ chức
thực tiễn, gần gũi nhân dân và được tín nhiệm, bảo đảm sự vững vàng về chính trị.
Hai là, xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển vững chắc, giữ
được độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, giữ vững sự
lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế. Sự ổn định và
phát triển vững chắc của nền kinh tế là nền tảng vật chất bảo đảm sự ổn định và
phát triển bền vững của đất nước.
Ba là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang, Đảng
phải nắm chắc lực lượng vũ trang, đặc biệt chăm lo xây dựng quân đội nhân dân
và công an nhân dân thực sự trung thành, tin cậy về chính trị, có chất lượng tổng
hợp và sức mạnh chiến đấu cao, làm nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
NDM-BC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét