Một là, “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” đã được
Văn kiện Đại hội XIII thể chế hóa thành các mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình, kế
hoạch cụ thể, với lộ trình và bước đi phù hợp với điều kiện thực tế.
Văn kiện Đại hội XIII đã xác định khát vọng phát triển đất nước phồn
vinh, hạnh phúc không chỉ được thể hiện, thực hiện trong nhiệm kỳ khóa XIII của
Đảng, mà còn “hướng tới những dấu mốc phát triển quan trọng của đất nước ta
trong những thập niên sắp tới: Đến năm 2025: Là nước đang phát triển,
có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến
năm 2030: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung
bình cao. Đến năm 2045: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao”. Và
điều này cũng nhất quán với khẳng định của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn
Phú Trọng trong phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XII: Nói Đại
hội XIII không phải chỉ cho đến năm 2026 (giai đoạn 2021 - 2026) mà phải có tầm
nhìn chiến lược dài hơn, nhìn lại cả quá khứ và hướng tới tương lai.
Hai là, Văn kiện Đại hội XIII đã vạch ra định hướng và xác định hệ giải
pháp cơ bản để hiện thực hóa “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh
phúc”.
Theo đó, một mặt, Văn kiện Đại hội XIII chỉ rõ, cần tăng cường
tuyên truyền, giác ngộ, truyền cảm hứng về khát vọng phát triển đất nước sâu rộng
trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, với sự sinh động, phong phú,
thiết thực và hiệu quả bằng các hình thức, phương pháp khác nhau. Trọng tâm là
“Tập trung khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, niềm tự hào, ý chí tự cường,
lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, đồng thuận xã hội và khát vọng phát triển đất
nước của toàn dân tộc”. Khơi dậy ở đội ngũ thanh niên Việt Nam tinh thần chủ động,
dấn thân, xung kích, sáng tạo và lòng khát khao cống hiến cho sự phát triển của
đất nước. Đảng ta nhấn mạnh: “Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng,
đạo đức, lối sống văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nuôi dưỡng ước
mơ, hoài bão, khát vọng vươn lên; nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với đất nước,
với xã hội”.
Mặt khác, Văn kiện Đại hội XIII còn nhấn mạnh tới việc cần chủ động tạo
lập các yếu tố, điều kiện và môi trường xã hội thuận lợi làm cơ sở, động lực để
khơi dậy và hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước ở mỗi con người Việt
Nam. Bởi một điều dễ nhận thấy là, một khi mỗi người dân đã hiểu rõ được những
gì họ cần làm để thể hiện lòng yêu nước, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát
triển đất nước; thì khi đó, cần tạo những điều kiện, cơ chế, chính sách và môi
trường thuận lợi cho mỗi người dân thể hiện lòng yêu nước của mình.
Ba là, cụ thể hóa phương thức biểu hiện “khát vọng phát triển đất nước
phồn vinh, hạnh phúc” - một biện pháp mang tính đột phá của Văn kiện Đại hội
XIII.
Trên thực tế, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc không
phải là cái gì xa vời, khó hiểu, khó định lượng, bởi Văn kiện Đại hội XIII đã cụ
thể hóa thành những phương thức biểu hiện rõ ràng, gắn với yêu cầu về hành động,
việc làm thiết thực của mỗi người dân Việt Nam. Trong đó, từ góc độ kinh tế,
khát vọng phát triển đất nước được thể hiện chủ yếu ở tinh thần vươn lên xóa bỏ
cái “biệt danh” nước nghèo, chậm phát triển. Mặc dù công cuộc đổi mới đất nước
sau hơn 35 năm của chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch
sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới; tuy
nhiên, “dù đạt được những thành tựu rất quan trọng, rất đáng tự hào, nhưng đất
nước ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và hạn chế”. Vì vậy, Văn kiện
Đại hội XIII đã chỉ rõ, khát vọng phát triển đất nước hiện nay chính là ý thức
lao động hăng say và sáng tạo, nỗ lực vươn lên làm giàu chính đáng của mỗi người
dân; nhất là sự cố gắng phấn đấu của thanh niên nước nhà “trong học tập, lao động
sáng tạo, khởi nghiệp, lập nghiệp”./.
NVC-H4
0 nhận xét:
Đăng nhận xét