CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2023

ĐẤU TRANH LÀM THẤT BẠI ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG KẾ HOẠCH LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN VỀ DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI) ĐỂ CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG

 

Ngày 06/01/2023, Văn phòng Quốc hội công bố Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15 về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Chỉ trong một thời gian ngắn được triển khai, đã có hàng trăm ý kiến của nhân dân ở trong và ngoài nước được gửi về các cơ quan có thẩm quyền xem xét, tổng hợp. Bên cạnh những ý kiến đóng góp khoa học, thiết thực và hiệu quả thì cũng có những đối tượng phản động, cơ hội, lợi dụng chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, Quốc hội để xuyên tạc, chống phá. Ngày 29/01/2023, trên trang blog Việt Nam Thời Báo, đối tượng Cát Tường tán phát bài “Dân có dám mạnh miệng đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Đất đai sử đổi”, nội dung xuyên tạc kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); kích động người dân đấu trang phản đối cơ chế sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu thống nhất và quản lý; đồng thời kêu gọi thực hiện chế độ đa sở hữu về đất đai ở Việt Nam.

Trước hết phải khẳng định, trong thực tiễn quá trình xây dựng đất nước, cơ chế sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu thống nhất và quản lý đã thể hiện tính đúng đắn, ưu việt.

Thứ nhất, nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Nhà nước: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân nên đất đai thuộc sở hữu toàn dân là một tất yếu. Nhân dân ta đã đổ xương máu làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thành quả đó đã giành lại non sông gấm vóc của cha ông để lại thì đất đai đó phải thuộc về sở hữu của toàn dân. Cách mạng đã đem lại quyền và lợi ích cực kỳ quan trọng đối với nông dân, đó là quyền và lợi ích thực hiện gắn liền phương châm “Người cày có ruộng”, bảo đảm người nông dân luôn có tư liệu sản xuất để sinh tồn trên chính Tổ quốc của mình. Đất đai là thành quả của sự nghiệp giữ nước và dựng nước lâu dài của cả dân tộc, không thể để cho một số người nào đó có quyền độc chiếm sở hữu.

Thứ hai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý là điều kiện hết sức quan trọng trong giai đoạn đất nước ta thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Ngoài hình thức sở hữu toàn dân thì không có một hình thức nào có thể đưa đất nước vào con đường đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Hình thức sở hữu này đã bảo đảm điều kiện thuận lợi nhất để Nhà nước ta thực hiện việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên toàn lãnh thổ, để xây dựng và phát triển đất nước.

Thứ ba, đất đai thuộc sở hữu toàn dân phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường Việt Nam, tạo điều kiện cho người sử dụng đất nâng cao giá trị sử dụng đất, phát huy nguồn lực đất đai phục vụ phát triển kinh tế, thỏa mãn nhu cầu và lợi ích chính đáng của mình. Chế độ sở hữu này bảo đảm được sự bình đẳng, tính công bằng trong việc Nhà nước thực hiện thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất. Đất đai không thể tập trung trong tay của các “chủ đất”, “địa chủ” như thời thực dân phong kiến và nông dân có quyền chiếm hữu, sử dụng đất đai của mình. Điều này đã ngăn chặn được xu hướng dùng quyền sở hữu đất để nô dịch lao động.

Thứ tư, đất đai thuộc sở hữu toàn dân giúp cho đất nước phát huy được nguồn lực đất đai phục vụ cho nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh. Nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân không thể được bảo đảm khi đất đai của quốc gia, đất nước thuộc nhiều hình thức sở hữu. Nhà nước không thể điều hành, quản lý và huy động được đất đai vào việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh của đất nước. 

Thứ năm, sở hữu toàn dân về đất đai, do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý là điều kiện cần thiết và quan trong để Nhà nước có thể thực hiện vai trò kiểm soát và quản lý nguồn đất đai cũng như điều tiết các quan hệ lợi ích đất đai có lợi cho quốc gia, cho người sử dụng đất trực tiếp. Sự kiểm tra, quản lý và điều tiết này của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ bảo đảm được công bằng, sự bình đẳng trong xã hội. Sự điều tiết này phần nào có thể khắc phục được những vấn đề liên quan đến sự phân hóa giàu nghèo về thu nhập từ đất đai. Mặt khác, sở hữu toàn dân cũng tạo thuận lợi cho quản lý nhà nước bằng thẩm quyền quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tạo ra những điều kiện trong việc hoạch định chính sách vĩ mô, xây dựng nền tảng các cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng đáp ứng những đòi hỏi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.

Để đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc, phản động về Luật Đất đai, một mặt chúng ta luôn khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, trung thành tuyệt đối với Hiến pháp mặt khác trong quá trình quản lý đất đai, Nhà nước ta phải hoàn thiện hệ thống pháp luât và các chính sách về đất đai,  phải khắc phục được những hạn chế, thiếu sót mà Nghị quyết số 19 - NQ/TW đã chỉ ra trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Đổi mới các chinh sách quản lý đất đai như định hướng của Đảng đã đặt ra

0 nhận xét: