Hiện nay, các thế lực thù địch đang ra sức phá hoại, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, công kích nền tảng tư tưởng của Đảng ta hòng làm giảm niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Do vậy, việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nói chung và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ bắt buộc, có ý nghĩa rất quan trọng, sống còn trong bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa của từng đảng viên Đảng Cộng sản; đặc biệt là trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội. Bài viết khát quát vai trò và ý nghĩa to lớn của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong suốt sự phát triển của Đảng, đồng thời minh chứng được ý nghĩa sâu sắc trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Ngoài ra, tác giả có liên hệ bản thân.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng
năm 1991) khẳng định “Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng
văn hóa làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ
vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội”.
Đến Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) tiếp tục khẳng định: “Đảng lấy chủ
nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi
hành động” và làm rõ nội hàm khái niệm, những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ
Chí Minh. Như vậy, nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó, chủ nghĩa Mác-Lênin là những học
thuyết sâu sắc, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, mà cơ bản, trọng yếu, cốt lõi,
nhất là: Triết học, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, là chủ
nghĩa cộng sản khoa học do C.Mác - Ph.Ăngghen xây dựng trong suốt gần 60 năm, từ
những năm 40 cho đến cuối thập niên 90 thế kỷ XIX và V.Lênin bổ sung, phát triển
trong cả thập niên cuối của thế kỷ XIX và hơn hai thập niên đầu của thế kỷ XX,
trên cơ sở thực tiễn chủ nghĩa tư bản đã và chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế
quốc; phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động
trên toàn thế giới đang phát triển mạnh mẽ và giành được những thắng lợi mang
tính bước ngoặc như: Công xã Paris và nhất là cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ
đại, đưa tới sự ra đời Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết (gọi tắt là
Liên Xô), giải phóng hàng trăm triệu nhân dân lao động khỏi ách áp bức, bóc lột
của đế quốc, phong kiến và tư bản.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc
của Chủ tịch Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết
quả của sự vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ
thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn
và quý báu của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của
Nhân dân ta giành thắng lợi.
Nói khái quát, nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam
là những học thuyết, những tư tưởng được hình thành trên cơ sở kế thừa có chọn
lọc những thành tựu văn minh của tư duy nhân loại, liên tục được bổ sung, phát
triển từ những kết quả nghiên cứu mới nhất của khoa học và tổng kết thực tiễn lịch
sử thế giới, cùng những dự báo về tương lai.
Hệ thống tri thức này là những kiến thức khoa học có tác dụng
trực tiếp nâng cao trình độ nhận thức, hình thành thế giới quan, nhân sinh
quan, phương pháp luận khoa học và nhân cách của mỗi đảng viên, cán bộ, công chức,
viên chức, đoàn viên, hội viên và Nhân dân. Nếu mọi cán bộ, đảng viên, đoàn
viên, hội viên và Nhân dân đều được học tập và chịu khó học tập không ngừng để
quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo những kiến thức này trong hoạt động thực
tiễn thì sẽ luôn đứng vững trên lập trường của người cộng sản, không bị hoang
mang, dao động trước những nội dung tuyên truyền xấu độc, xuyên tạc của các thế
lực thù địch, vững tin trong mọi hoạt động vì lợi ích chính đáng của Nhân dân,
bằng những giải pháp có hiệu quả và gặt hái được nhiều thành công, đóng góp
tích cực cho công cuộc đổi mới, phát triển đất nước nhanh, bền vững.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn khẳng định: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng
ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa
cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết
nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh
nhất là chủ nghĩa Lê-nin”. Thấm nhuần sâu sắc quan điểm của Người, từ Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, năm 1991, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã khẳng định: “Đảng lấy chủ
nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam
cho hành động”. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, năm 2021, Đảng ta
tiếp tục khẳng định: “Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác
- Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng về giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của Nhân
dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của Nhân dân, xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần kiệm
liêm chính, chí công vô tư; về chăm lo bối dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau;
về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, cán bộ đảng viên vừa là người lãnh đạo,
vừa là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân… Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường
cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn
của Đảng và dân tộc ta.
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân tiến hành đấu tranh giành
chính quyền, đập tan xiềng xích đô hộ hơn 80 năm của thực dân Pháp, khai sinh
ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, tiếp đến là hai cuộc kháng chiến trường kỳ để
giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, đưa đất nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Sau gần 37 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước (từ Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, tháng 12/1986), nước ta luôn giữ vững ổn
định chính trị, xã hội; Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Đất nước ta chưa
bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay”[1]. Đồng thời Đại hội
khẳng định những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quuar của
cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng,
toàn dân toàn quân ta.
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.25.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét