Huy
động, sử dụng, phát huy hiệu quả các nguồn lực là điều kiện tiên quyết cho phát
triển đất nước. Nguồn lực quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế
cần được nhìn nhận theo tư duy và cách tiếp cận mở, gắn nguồn lực trong nước với
nguồn lực ngoài nước theo tinh thần giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy tự lực,
tự cường, đồng thời tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, kết hợp hài hòa nội lực
và ngoại lực, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Cần tránh hai khuynh hướng,
vọng ngoại, quá trông chờ, chú trọng, dẫn tới lệ thuộc vào nguồn lực bên ngoài;
hoặc biệt lập, tuyệt đối hóa vấn đề tự lực cánh sinh, đề cao một chiều nguồn lực
trong nước, tách rời nguồn lực trong nước với nguồn lực ngoài nước.
Với
tư duy biện chứng và từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, trực tiếp là kinh nghiệm đổi
mới, hội nhập quốc tế, Báo cáo chính trị xác định quan điểm về nguồn lực phát triển
đất nước trong thời kỳ mới: “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; nêu
cao ý chí độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp
tác quốc tế, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội
sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất”[1].
LXZ-68
[1]
Phùng Hữu Phú: “Khát vọng phát triển đất nước và đổi mới
sáng tạo - Điểm nhấn của Đại hội lần thứ XIII của Đảng”, Tạp chí Cộng sản,
số 953, tháng 11/2020, tr.33.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét