Gần
đây, hình ảnh đường lưỡi bò phi pháp trên một số ấn phẩm điện ảnh hoặc website
là chủ đề thu hút sự quan tâm của dư luận. Có nhiều bạn bình luận bức xúc và đặt
1 số câu hỏi. Bài viết sẽ trả lời một số câu hỏi liên quan đến vấn đề này:
1.
Vì sao khi Trung Quốc công khai sử dụng đường lưỡi bò phi pháp hoặc có hành vi
xâm phạm chủ quyền thì Việt Nam chỉ "quan ngại" phản đối mà không có
biện pháp gì khác?
Việc
"quan ngại" phản đối thông qua ngoại giao chính là 1 biện pháp, và
cho đến thời điểm hiện tại thì đó là biện pháp hữu hiệu nhất. Thông qua tiếng
nói của Bộ Ngoại giao thể hiện quan điểm nhất quán của Nhà nước Việt Nam, vừa
khẳng định chủ quyền lãnh thổ trước cộng đồng quốc tế, vừa cho thấy Việt Nam
không làm ngơ để Trung Quốc mặc sức tuyên truyền đường lưỡi bò hoặc để Trung Quốc
xâm phạm chủ quyền và Việt Nam đang hành xử 1 cách chừng mực, hợp pháp, tuân thủ
luật pháp quốc tế. Như vậy, kể cả khi lý lẽ thuộc về VN, nhưng những người đứng
đầu không chọn cách giải quyết phù hợp thì cũng sẽ bị chỉ trích nếu để xảy ra hậu
quả xấu.
2.
Vì sao Việt Nam không kiện phản đối yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc ra
Tòa quốc tế?
Thực
ra, phương án này luôn được cân nhắc đến, nhưng là phương án gần cuối cùng khi
các nỗ lực ngoại giao không còn khả năng xử lý. Các tòa trọng tài quốc tế không
có cơ quan thi hành án, nên việc thi hành các quyết định của Tòa phần đa đều dựa
vào uy tín của các quốc gia, thông thường sẽ có rất ít quốc gia dám đi ngược lại
quyết định của Tòa được cộng đồng quốc tế công nhận để hạ uy tín của mình. Tuy
nhiên, đối với Trung Quốc và đối với vấn đề lãnh thổ thì lại khác. Như trường hợp
của Philippines, kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế ở Hà Lan, mặc dù thắng
kiện nhưng vẫn chưa đòi được quyền lợi của mình, Trung Quốc ngang ngược bác bỏ quyết
định của Tòa và có nhiều động thái hung hăng hơn trên biển đông, thậm chí, sau
chiến thắng ấy, Philippin còn chịu thiệt hại vì bị Trung Quốc tẩy chay nông sản.
Nếu VN cũng làm tương tự thì kể cả việc thắng kiện cũng chưa chắc giúp lấy lại
phần lãnh thổ bị mất, ngược lại những nỗ lực ngoại giao trước đó đều sẽ đổ sông
đổ bể, Trung Quốc sẽ có những đòn đáp trả ảnh hưởng đến rất nhiều đến kinh tế
Việt Nam.
3.
Tại sao không mời Mỹ, Nga, Nhật hoặc các nước Đông Nam Á cùng tham gia vào cuộc
chiến chống Trung Quốc trên biển Đông?
Việt
Nam không bao giờ cho phép điều này xảy ra trên thực địa. Việt Nam luôn kêu gọi
sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với chủ quyền của Việt Nam thông qua ngoại
giao, Việt Nam trân trọng những động thái ngoại giao nhằm củng cố tiếng nói khẳng
định chủ quyền của mình trong cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam không bao
giờ cho phép bất cứ quốc gia nào sử dụng quân đội để can thiệp và giải quyết
các vấn đề liên quan đến chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Như đã biết,
Việt Nam tuyên bố toàn bộ 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của
mình, các vấn đề liên quan đến 2 quần đảo này phải được sự cho phép của Việt
Nam. Nếu để các quốc gia khác cùng đưa quân đội vào giải quyết tranh chấp trên
biển thì sẽ dẫn đến nguy cơ chủ quyền đối với 2 quần đảo vốn dĩ thuộc Việt Nam
trở thành vùng tranh chấp quốc tế, tất cả các quốc gia tham gia đều có quyền lợi,
điều này sẽ xâm phạm đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
4.
Nếu để Trung Quốc tuyên truyền hình ảnh đường lưỡi bò phi pháp lâu ngày thì có
sợ vùng "lưỡi bò" đó trở thành lãnh thổ của Trung Quốc hay không?
KHÔNG
BAO GIỜ. Hiện tại, dù nhiều đảo của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm giữ, dù
Trung Quốc vẽ ra một đường lưỡi bò phi pháp rộng lớn, nhưng với tiếng nói khẳng
định chủ quyền của Việt Nam thì không bao giờ Trung Quốc sáp nhập được các đảo
và vùng biển Đông vào lãnh thổ của mình.
Một
vài ví dụ trên thế giới có thể chứng minh như Cao nguyên Golan bị Israel đánh
chiếm từ Syria năm 1967 và hiện vẫn quản lý trên thực tế, nhưng không được Liên
Hiệp Quốc công nhận (Hội đồng Bảo an gọi là "hành động không thể chấp nhận
được"). Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 8,835 km vuông miền Bắc Syria từ khi nội chiến đến
nay, còn vẽ ra 1 "chính phủ lâm thời" xài tiền Lira của Thổ, dĩ nhiên
chẳng nước nào công nhận hết.
Như
vậy, chỉ hai từ "quan ngại" của Bộ ngoại giao thôi nhưng sức mạnh như
10 vạn quân, Trung Quốc không thể đơn phương nuốt trôi 2 quần đảo này được.
5.
Có thể tiến hành chiến tranh với Trung Quốc để lấy lại các đảo đã mất được
không?
Có
thể nhưng hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Chiến tranh chỉ xảy ra khi các biện pháp
ngoại giao không còn tác dụng và khi Trung Quốc đơn phương nổ súng trước, khi ấy
phần lý sẽ thuộc về Việt Nam. Như đã biết, Trung Quốc luôn giở trò công kích để
Việt Nam nổ súng tấn công trước nhằm tạo cớ để Trung Quốc dẹp dư luận quốc tế
trong vấn đề biển đảo. Việt Nam cũng rất tỉnh không bao giờ mắc mưu và luôn giữ
vai trò "nạn nhân" trước cộng đồng quốc tế. Nếu Việt Nam nổ súng trước
để tiến hành chiến tranh, đồng nghĩa Việt Nam đã thua, Trung Quốc có cớ xâm phạm
chủ quyền các đảo mà Việt Nam đang đóng quân, cộng đồng quốc tế cũng khó lòng ủng
hộ. Việc hai nước có giao tranh còn tạo điều kiện cho các nước khác đục nước
béo cò, như sự việc xảy ra với đảo Ba Bình, bị Đài Loan chiếm giữ khi Việt Nam
và Trung Quốc có xung đột. Và khi chiến tranh xảy ra, chắc chắn sẽ có thiệt ai,
và dù Việt Nam hay Trung Quốc thì cũng đều sẽ có hy sinh, 45 năm hòa bình mà Việt
Nam có là cơ hội quý giá để phát triển kinh tế, hơn ai hết, Việt Nam đã trải
qua quá nhiều cuộc chiến tranh, Việt Nam hiểu hơn ai hết giá trị của hòa bình.
Chiến tranh chỉ xảy ra khi không còn biện pháp nào khác. Như cố Chủ tịch nước
Trần Đại Quang từng nói: "Nếu chiến tranh xảy ra, sẽ chẳng có ai thắng, ai
thua mà tất cả đều thua".
0 nhận xét:
Đăng nhận xét