Lợi dụng những
thiếu sót, khuyết điểm của một số cán bộ, đảng viên, đặc biệt là trong vụ đại
án “chuyến bay giải cứu” xảy ra tại Bộ Ngoại giao, thành phố Hà Nội và các tỉnh,
thành phố, một số trang blog, diễn đàn, facebook… đã núp bóng tự do ngôn luận để
đưa tin, đăng tải những bài viết, bài phỏng vấn với những kiểu rút tít kèm những
lời bình đầy tính kích động... Trên Youtube, Tiktok họ cắt ghép, ngụy tạo những
tiểu phẩm, đoạn video, clip với nội dung hướng lái từ vụ án hình sự sang vấn đề
chính trị, xuyên tạc cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng,
Nhà nước và nhân dân ta.
Họ hồ đồ phán
rằng, tham nhũng chính là “vấn đề của thể chế”. Thể chế càng tạo ra nhiều cơ chế
“xin - cho” thì càng tạo cơ hội cho tham nhũng... Họ bày tỏ quan điểm phản đối,
lên án, đổ lỗi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực cho Đảng, chính quyền, từ đó kích
động, chia rẽ nhân dân với Đảng, tạo cớ bôi nhọ, hạ thấp uy tín Việt Nam. Chúng
ta cần phải hiểu rằng, không chỉ ở Việt Nam mà “bóng ma” tham nhũng phủ khắp
toàn cầu. Tham nhũng tồn tại tất yếu khách quan trong xã hội có phân chia giai
cấp, có nhà nước. Mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, không phân biệt chế độ chính
trị, trình độ phát triển đều có sự xuất hiện của tham nhũng, tiêu cực...
Quan điểm của
Đảng, Nhà nước Việt Nam trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
là rất rõ ràng. Từ khẳng định tham nhũng là: “quốc nạn”, là “giặc nội xâm”… Đảng
và Nhà nước Việt Nam đã lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức tiến hành cuộc đấu tranh này
bằng nhiều chủ trương và giải pháp căn cơ, đồng bộ và hết sức quyết liệt. Đảng
ta xác định đấu tranh phòng, chống tham tham nhũng, tiêu cực là một trụ cột
trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Văn kiện Đại hội
XIII của Đảng đã nêu rõ: “Triển khai đồng bộ có hiệu quả quy định của pháp luật
về phòng, chống tham nhũng. Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, bảo đảm
đúng pháp luật. Thực hiện quyết liệt nghiêm minh có hiệu quả cuộc đấu tranh
phòng, chống tham nhũng”. Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực là sự nghiệp của toàn dân.
Với tinh thần
đấu tranh không khoan nhượng, không thỏa hiệp với tham nhũng, tiêu cực, Đảng ta
đã lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực
một cách đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, tạo bước đột phá. Những kết quả quan trọng
của công tác phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực thời gian qua đã khẳng định
quyết tâm chính trị rất cao của Đảng và Nhà nước trong chống tham nhũng, tiêu cực,
đó là: “Không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai…”.
Những bài viết,
bài bình luận, video, clip… trên một số blog, diễn đàn, Facebook, Youtube, Tiktok…
như đã nêu không dựa theo các nguồn tin chính thống mà dựa vào những thông tin
cóp nhặt, cắt ghép, ngụy tạo để suy diễn, xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm mục
đích chống phá Việt Nam. Những kẻ tung lên, phát tán các tin tức, bài viết,
video, clip ấy, họ đâu phải vì đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc. Mục tiêu
lớn nhất mà họ hướng đến là hạ thấp uy tín lãnh đạo của Đảng, chia rẽ mối đoàn
kết gắn bó giữa nhân dân với Đảng, chính quyền và cơ quan chức năng các cấp, tiến
xa hơn là lật đổ chính quyền nhân dân, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Trước thực tế
đó chúng ta cần nhận thức rõ rằng, trong bất cứ điều kiện hoàn cảnh nào, yêu cầu
cao nhất của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa nói chung và
cuộc đấu tranh phòng, chống “giặc nội xâm” nói riêng vẫn là sức mạnh của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa Đảng, chính quyền, nhân
dân và lực lượng vũ trang. Đó chính là cội nguồn sức mạnh, nhân tố quyết định đối
với sự trường tồn và phát triển của đất nước ta.
Chúng ta
không phủ nhận những tiện ích mà Internet đem lại cho nhân loại, trong đó có
nhân dân Việt Nam. Nhưng với các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội chính trị,
phản động, thì Internet được chúng coi là phương tiện số một để thực hiện những
âm mưu và hoạt động chống phá Việt Nam.
Để đập tan những
âm mưu và hoạt động chống phá ấy, chúng ta phải tiến hành quyết liệt, đồng bộ
nhiều việc. Đặc biệt là phải tạo sự gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân.
Công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh
nói chung và công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói riêng chỉ
có thể đạt được kết quả như mong muốn khi Đảng phải thực sự biết dựa vào dân.
Nhân dân chính là “tai mắt” của Đảng, nhất là trong cuộc đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực. Vì vậy, Đảng cần có chính sách bảo vệ, khuyến khích nhân
dân phản ánh, tố giác cán bộ, đảng viên tham nhũng, tiêu cực. Phương châm: “Dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” phải được
quán triệt và thực hiện hiệu quả… Chỉ khi Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh;
“ý Đảng hợp lòng Dân”, dân tin Đảng thì chúng ta mới đủ sức mạnh để tiến hành
cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành công. Và chỉ có tinh thần
cảnh giác cao độ, sự đồng lòng của toàn dân, cùng sự kiên quyết của các cấp
chính quyền, nhà quản lý chúng ta mới tẩy chay, ngăn chặn được những thông tin
xấu độc lợi dụng cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để xuyên tạc,
kích động, chia rẽ, chống phá Việt Nam./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét