Ngày nay với sự phát triển xã hội, các thế
lực thù địch tìm mọi phương cách ra sức cản trở đổi mới, cản trở sự phát triển,
chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, gây rối loạn tình hình chính trị, xã hội và
khi có điều kiện thì xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta. Trước những thủ đoạn
chống phá ấy, việc bảo vệ Đảng, Nhà nước lúc này là nhiệm vụ hàng đầu, vừa cấp
bách, trước mắt, vừa cơ bản, thường xuyên, lâu dài.
Để làm được điều bảo vệ ấy thì mỗi chúng
ta cần nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc và đoàn kết. Tự tôn dân tộc là tinh thần
đề cao những đặc điểm, những giá trị cốt lõi của dân tộc mình nhằm giữ gìn, vận
dụng và phát triển những đặc điểm, những giá trị đó để bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ,
nền độc lập, tự chủ, và sự phát triển trường tồn của dân tộc. Với đoàn kết hiểu
một cách đơn giản là sự tập hợp, kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động
vì một mục đích chung… Cả hai kết hợp tạo thành một vũ khí sắc bén giải quyết
nhiều khó khăn, thế lực thù địch dù có mưu mô, xảo quyệt đến đâu cũng thất bại.
Trong
bối cảnh tình hình thế giới và trong nước hiện nay cần lắm nêu cao lòng tự tôn
dân tộc, chung sức đoàn kết đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch,
những kẻ đang lợi dụng không gian mạng ra sức tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà
nước. Theo đó, cần sớm hành động bằng những việc làm cụ thể, thiết thực từ cấp ủy,
tổ chức đảng, chính quyền, của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, của mọi cán bộ,
đảng viên
Những việc làm cụ thể
Đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,
xóa đói, giảm nghèo, kết hợp với thực hiện công bằng xã hội, không ngừng nâng
cao trình độ dân trí; nhanh chóng giải quyết triệt để các khiếu kiện, nắm bắt
tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân; chủ động định hướng dư luận, đưa thông
tin đúng, chính thống đến nhân dân, không để xảy ra những tình huống bị động
gây mất ổn định ở cơ sở. Trong đó chú trọng, phối hợp giải quyết dứt điểm các
“điểm nóng” ngay từ cơ sở, không để kéo dài, dây dưa gây bức xúc dư luận, để bọn
chúng không còn cơ hội góp phần chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Bên cạnh đó, người dân khi tiếp cận với những
thông tin, tài liệu, nhất là những nội dung thuộc quan điểm về các vấn đề nhạy
cảm của đất nước phát tán trên mạng xã hội, cần phải tỉnh táo nhận diện đâu là
thông tin tốt, thông tin xấu, đâu là thông tin có cơ sở khách quan, đâu là
thông tin xuyên tạc. “Một bộ phận người dân hiện nay còn nhẹ dạ cả tin, không
biết phân biệt đâu là tốt, đâu là xấu, hành động bộc phát theo hiệu ứng đám
đông. Điều này rất nguy hiểm cho xã hội, do vậy cần tỉnh táo, cảnh giác, nhận
diện ý đồ của kẻ xấu mà phòng tránh”, ông Văn Lê ở phường Phú Thủy (TP. Phan
Thiết) nói.
Cùng với đó, làm tốt công tác bảo vệ chính
trị nội bộ, lấy phòng là chính nhưng cũng phải kiên quyết đấu tranh để vừa bảo
vệ, vừa ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị trong nội bộ, lợi
dụng phản biện xã hội thực hiện những động cơ, mục đích không trong sáng. Các
cơ quan truyền thông, các tổ chức đoàn thể và nhân dân cần phối hợp chặt chẽ, tạo
nên sức mạnh tổng hợp để nhận diện, chỉ rõ các quan điểm sai trái, vạch trần
các âm mưu phản động thù địch, từng bước cô lập chúng trên mạng xã hội. Chủ động
chia sẻ, lan tỏa những tin, bài, ảnh có nội dung tích cực, gương người tốt việc
tốt trong học tập, công tác, lao động sản xuất, trong cuộc sống, sinh hoạt thường
ngày... “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”. Nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng,
không tin theo, không truy cập và phát tán, chia sẻ những thông tin xấu độc, là
góp phần đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” của
các thế lực thù địch, phản động trên không gian mạng.
Làm được như vậy chúng ta sẽ tạo được sự
đoàn kết, thống nhất, bảo vệ nền tư tưởng của Đảng, thành quả cách mạng của cha
ông đã dày công gây dựng. Như mong muốn của Bác trước lúc đi xa: “Toàn Đảng,
toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất,
độc lập, dân chủ và giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế
giới”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét