Giá
trị văn hoá chung của toàn nhân loại cũng như các nền văn hoá của mỗi quốc gia
dân tộc là do chính con người qua các thế hệ sáng tạo ra; và đến lượt mình, văn
hoá lại là điều kiện tồn tại và phát triển của đời sống con người. Nhận rõ vai
trò của văn hoá đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đó khảng định: “văn hoá là sự tổng hợp của phương thức sinh hoạt cùng với
những biểu hiện của nó mà loài người đã sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu của xã hội
và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Ngày nay chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước
là khác nhau nhưng đều có điểm chung là coi trọng văn hoá. Các nguyên thủ quốc
gia tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển, đều nhất trí rằng: “các
nhân tố văn hoá là những điều kiện thiết yếu cho một sự phát triển bền vững” và
“là một bộ phận không thể tách dời của các chiến lược phát triển kinh tế”.
Thấm
nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề văn
hoá, coi văn hoá là một điều kiện căn bản về tinh thần trong tiến trình phát
triển của xã hội loài người cũng như của dân tộc, trong Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII Đảng ta đã xác định:
“giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, sức
mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc
tế” ở đây vấn đề chủ yếu có tầm quan trọng lớn là để xây dựng một nền vă hoá mới
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoan hiện nay, chúng ta phải
nghiên cứu một cách nghiêm túc sự tác động của toàn cầu hoá đối với lĩnh vực
văn hoá, và những giải pháp bảo tồn và phát huy nó trong điều kiện toàn cầu hoá
hiện nay.
Hiện
nay đời sống xã hội các dân tộc trên thế giới vừa trải qua những thập niên cuối
cùng của thiên niên kỷ thứ hai với những biến động dữ dội mang tính toàn cầu để
bước sang thiên niên kỷ thứ ba. Đó là nhưng biến động trong tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, quân sự đến văn hoá, khoa học, kỹ
thuật; từ đời sống của mỗi con người đến đời sống của cả cộng đồng nhân loại. Tất
cả những biến động ấy đã, đang và sẽ dẫn các quốc gia, dân tộc tới sự liên kết
khu vực và quốc tế bằng quá trình toàn cầu hoá.Toàn cầu hoá đang diễn ra ngày
càng mạnh mẽ trong thế giới hiện đại, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế
mà còn mở rộng sang tất cả các lĩnh vực khác. Nó đặt ra nhiều vấn đề trọng đại
đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Vừa là thời cơ cho
hội nhập và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Đồng thời cũng giây nên những
thách thức, nguy cơ đối với các lĩnh vực đó.
Bên
cạnh những mặt tích cực thời cơ, vận hội do toàn cầu hoá đem lại thì toàn cầu
hoá còn thể hiện những thách thức, những tác động tiêu cực thậm trí là những
nguy cơ đối với những xu hướng chứa đựng tính thực dân xâm lược. Đó là sự tái
diễn bành chướng xâm lược của chủ nghĩa thực dân, không phải bằng quân sự như
trước kia, mà bằng sự thâm nhập về kinh tế, bằng sự xâm lược về văn hoá- xã hội,
cụ thể là: toàn cầu hoá với việc hội nhập khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại
được du nhập tao ra khả năng nâng cao năng xuất, Sự mở rộng thị trường và tự do
thị trường dẫn đến việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ một
cách bừa bãi, thiếu khoa học, gây ra ô nhiễm môi trường và nguồn tài nguyên
nhanh tróng bị cạn kiệt.
Phát huy bản sắc dân tộc trong quá trình toàn
cầu hoá ở nước ta là một vấn đề quan trọng. Khi sự giao lưu kinh tế, văn hoá,
chính trị trên thế giới phát triển mạnh mẽ, khi kỹ thuật thông tin đại chúng mở
rộng khắp hành tinh, thì việc giữ lại bản sắc dân tộc trong văn hoá và lối sống
càng trở nên khó khăn phức tạp. Chủ chương của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến
nay đều nhất quán và đúng đắn: tiếp thu những tinh hoa văn hoá thế giới và phát
huy bản sắc dân tộc tốt đẹp để xây dựng nền văn hoá và lối sống dân tộc hiện đại.
Đó là hai quá trình được tiến hành song song, tiếp thu những tinh hoa thế giới
có nghĩa là chỉ ra nhập những yếu tố tiến bộ, tích cực phù hợp với lối sống của
con người Việt Nam, loại trừ những yếu tố tiêu cực hoặc không phù hợp với bản sắc
dân tộc Việt Nam. Để đưa công cuộc đổi mới bước sang giai đoạn đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đặc biệt là trước những thử thách do toàn cầu
hoá đem lại chúng ta không thể không tăng cường gìn giữ và phát huy các giá trị
văn hoá truyền thống dân tộc. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “nhân
dân ta đã có sẵn những giá trị truyền thống tốt đẹp, những giá trị văn hoá giầu
bản sắc… chúng ta cần phải phát huy những giá trị truyền thống, bản sắc văn hoá
dân tộc ấy. Và đồng thời biết gạn bỏ những cái lỗi thời lạc hậu, gan đục khơi
trong phát huy những giá trị văn hoá tinh hoa của dân tộc và nhân loại để xây dựng
một xã hội tốt đẹp”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét