Chiều 30-5, thay mặt Bộ Quốc phòng, cơ quan
chủ trì soạn thảo dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công
nghiệp, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy
Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề
mà đại biểu Quốc hội nêu.
Trước hết, Đại tướng Phan
Văn Giang trân trọng cảm ơn những ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm của
các đại biểu Quốc hội và cho biết, cơ quan chủ trì soạn thảo đã nghiên cứu, sẽ
tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự thảo luật,
bảo đảm thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật.
Đề cập đến Quỹ công
nghiệp quốc phòng, an ninh, Đại tướng Phan Văn Giang cho biết, việc thành lập
Quỹ quốc phòng, an ninh là rất cần thiết nhằm hỗ trợ triển khai thực hiện các
nhiệm vụ cấp bách hoặc để nghiên cứu phát triển sản phẩm quốc phòng, an ninh;
các sản phẩm này có tính mới và cũng có tính rủi ro rất cao.
“Đặc biệt, nếu chúng ta sử dụng ngân sách theo
quy trình của sử dụng ngân sách nhà nước thì cũng có những trường hợp không đáp
ứng được tính thời sự của nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và độ bảo mật cũng hạn
chế hơn rất nhiều”, Đại tướng Phan Văn Giang nói và nhấn mạnh đến tính đặc thù
của quỹ là để khi cần thì có thể sử dụng được ngay.
“Các nước phát triển công nghiệp trên thế giới
cũng đều có quỹ này”, Đại tướng Phan Văn Giang cho biết thêm.
Công nghiệp quốc phòng, an ninh có vai trò đặc
biệt quan trọng
Trước đó, đại biểu Nguyễn Quốc Duyệt, Tư lệnh
Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội, đại biểu Quốc hội đoàn TP Hà Nội bày tỏ quan tâm đến
việc hình thành Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh.
“Việc thành lập quỹ này là cần thiết vì công
nghiệp quốc phòng, an ninh có vai trò đặc biệt quan trọng trongoạ giai đn hiện
nay. Qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế, các nước có nền công nghiệp quốc phòng,
an ninh phát triển đều có quỹ tài chính để phục vụ cho lĩnh vực này. Việc huy
động nguồn vốn hợp pháp ngoài ngân sách nhằm xây dựng, phát triển công nghiệp
quốc phòng, an ninh sẽ góp phần giảm gánh nặng đối với ngân sách nhà nước”, đại
biểu nhấn mạnh.
Theo đại biểu Nguyễn Quốc Duyệt, thời gian vừa
qua, việc triển khai các chương trình, dự án đặc biệt thường phải vận dụng qua
cơ chế của Quỹ dự trữ ngoại hối và phải áp dụng các cơ chế đặc thù do cấp có
thẩm quyền quyết định. Đối với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ, nhất
là các nhiệm vụ cấp bách, rủi ro cao, rất cần thiết cho sự chủ động, linh hoạt
trong bố trí nguồn lực nhằm bảo đảm chất lượng và tiến độ của công việc.
“Hình thành một quỹ tài chính để hỗ trợ ngân
sách nhà nước phục vụ cho phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh là giải
pháp cơ chế đặc thù vượt trội và có ý nghĩa chiến lược, nhất là trong triển
khai các chương trình, dự án đầu tư có tính cấp bách hay nghiên cứu, chế tạo vũ
khí trang bị có ý nghĩa chiến lược”, đại biểu nhấn mạnh. Sản phẩm trong lĩnh
vực công nghiệp quốc phòng mang tính đặc thù rất cao
Một nội dung khác được các đại biểu quan tâm,
thảo luận là về giao nhiệm vụ sản xuất sản phẩm quốc phòng, an ninh đối với cơ
sở công nghiệp quốc phòng do Bộ Quốc phòng quản lý, cơ sở công nghiệp an ninh
do Bộ Công an quản lý (Điều 15).
Nói thêm về nội dung này, Bộ trưởng Phan Văn
Giang nêu rõ: Sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng rất đa dạng, phong
phú, mang tính thời sự rất cao để đáp ứng được với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn
sàng chiến đấu nhưng đồng thời cũng mang tính đặc thù rất cao.
Dẫn lại nghị quyết của Bộ Chính trị về phát
triển công nghiệp quốc phòng xác định: “Công nghiệp quốc phòng là ngành đặc
thù, phải được chăm lo, xây dựng và phát triển theo một cơ chế đặc thù",
Bộ trưởng Phan Văn Giang đề nghị quy định giao cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ
trưởng Bộ Công an và giao cho Chính phủ quy định chi tiết nội dung này. /.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét