Trên trang “Doithoaionline.
com” với bút danh Ngô Huy Cương đã
đăng bài viết “Quốc hội và Chính phủ Việt Nam: Quan hệ bữa nay”. Trong
bài viết Y cho rằng: “chủ trương “đồng hành” với Chính phủ do Quốc hội khóa này
khởi xướng là một chủ trương đi lệch với Cương lĩnh 2011 của Đảng, không phù
hợp với Hiến pháp 2013 và trái với nhận thức chung của nhân loại”. Thực chất
đây là chiêu trò lợi dụng dân chủ, núp bóng cử tri của Y để xuyên tạc, nhằm hạ
thấp vị trí, vai trò, chức năng, uy tín của Quốc hội, chống phá Đảng, Nhà nước
Việt Nam. Bởi vì:
Thứ nhất, ở
Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm
soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp. Điều này đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), cũng
như Hiến pháp năm 2013.
Cụ thể, trong Điều 69 Hiến pháp năm 2013 quy định rõ vị trí, vai
trò, chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất
của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định
các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của
Nhà nước”. Quốc hội là nơi ý chí của nhân dân trở thành ý chí của Nhà nước thể
hiện bằng các đạo luật mang tính bắt buộc chung.
Điều 94 Hiến pháp năm 2013 xác định: “Chính phủ là cơ quan hành
chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện
quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm
trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
Chủ tịch nước”. Cơ cấu, số lượng các thành viên của Chính phủ do Quốc hội quyết
định. Quốc hội có quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ; phê chuẩn đề
nghị miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng và thành viên
khác của Chính phủ; bỏ phiếu tín nhiệm đối với các thành viên của Chính phủ;
bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với Hiến pháp, luật,
nghị quyết của Quốc hội.
Như vậy, Quốc hội và Chính phủ có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
riêng, đề cao sự thống nhất quyền lực vào Quốc hội. Song, quyền lực nhà nước ở
nước Việt Nam là thống nhất nên Quốc hội và Chính phủ luôn có sự gắn bó mật
thiết với nhau, để xây dựng, phát huy tối đa tiềm lực quốc gia; “đồng hành” để
cùng hướng tới thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”.
Thứ hai, thực
tiễn hoạt động của Quốc hội Việt Nam đã chứng minh sự “đồng hành” cùng Chính
phủ là hoàn toàn đúng đắn.
Trải qua 76 năm, Quốc hội nước Việt Nam luôn gắn bó, đồng hành
cùng dân tộc, không ngừng phát huy vai trò, vị trí là cơ quan đại biểu cao nhất
của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của đất nước, thực hiện có
hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp
luật. Tất cả các vấn đề lớn thuộc mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế – xã hội,
văn hóa, giáo dục, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,… của đất nước đều được Quốc
hội thảo luận và quyết nghị. Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, để tất cả chủ trương, đường lối của Đảng đi vào đời sống, toàn dân
nghiêm túc thực hiện thì đều phải được thể chế hóa bằng hệ thống pháp luật. Các
chương trình, kế hoạch quan trọng của Nhà nước phải được Quốc hội thông qua.
Những năm qua, Quốc hội Việt Nam luôn thể hiện tinh thần đồng
hành cùng Chính phủ để giải quyết linh hoạt và kịp thời những vấn đề về chính
sách, pháp luật, an sinh xã hội, phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an
ninh, nhất là trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tác động,
ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và đời sống của nhân dân.
Quốc hội khóa XV đã tiến hành kỳ họp bất thường lần thứ nhất từ ngày 04 đến
11/01/2022, để ban hành 1 luật và sửa đổi, bổ sung 9 luật; ban hành Nghị
quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục
hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Đây là những nội dung mang tính cấp bách,
thiết thực, được cử tri và nhân dân cả nước đồng tình; thể hiện rõ sự chủ động,
linh hoạt của Quốc hội đồng hành với Chính phủ để tháo gỡ những khó khăn, vướng
mắc, thực hiện chính sách nhân văn, sự chia sẻ, hỗ trợ, đồng hành cùng doanh
nghiệp, người lao động, người dân trong bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại
dịch COVID-19. Sự đồng hành của Quốc hội đã tiếp thêm sức mạnh và tạo điều kiện
cần thiết để Chính phủ vừa khống chế dịch bệnh thành công, vừa bảo đảm an sinh
xã hội và phục hồi nền kinh tế.
Như vậy, Quốc hội đồng hành với Chính phủ là sự đáng ghi nhận
của nền quản trị quốc gia, thực hiện đúng Cương lĩnh 2011 của Đảng và Hiến pháp
năm 2013; hoàn toàn phù hợp với môi trường thể chế ở Việt Nam. Do đó, những
chiêu trò lợi dụng dân chủ, nội dung đóng góp ý kiến của Ngô
Huy Cương là không có cơ sở lý luận và thực tiễn, hoàn toàn sai trái./.
NBL H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét