PTH H2
Ngay từ rất sớm, tư tưởng độc lập, tự chủ đã trở thành “sợi chỉ
đỏ” xuyên suốt và là nguyên tắc cơ bản định hình các hoạt động đối ngoại từ khi
thành lập Nhà nước Việt Nam đến nay. Độc lập, tự chủ vừa là đường lối, vừa là
nguyên tắc bất biến để chúng ta bảo vệ tốt nhất lợi ích quốc gia - dân tộc của
mình trước mọi tác động của tình hình, trước những biến động của thời cuộc,
khẳng định tính đúng đắn của đối ngoại Việt Nam.
Độc lập có nghĩa là chúng ta tự “điều khiển lấy mọi công việc” của
mình, “không có sự can thiệp ở ngoài vào”. Không để bên ngoài can thiệp vào
công việc nội bộ của đất nước ta là nguyên tắc cốt lõi của đường lối, chính
sách đối ngoại độc lập, tự chủ. Độc lập, tự chủ phải dựa trên cơ sở nội lực,
thực lực của đất nước, đồng thời cũng dựa vào hợp tác và hội nhập quốc tế.
Trong tình hình mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam “trên cơ sở giữ vững độc lập, tự
chủ, phát huy tối đa nội lực, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, chủ động
ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế”, kiên
trì chính sách độc lập, tự chủ gắn bó chặt chẽ với thực hiện phương châm tích
cực và chủ động trong công tác đối ngoại, với “chủ động, tích cực tham gia các
công việc chung của cộng đồng quốc tế, các diễn đàn, tổ chức, khu vực và quốc
tế, nâng cao vị thế của đất nước”.Đó là quan điểm, phương cách giải
quyết, xử lý đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa độc lập, tự chủ và hội nhập
quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
Thông qua hội nhập quốc tế, nhân dân Việt Nam đã tranh thủ được
sức mạnh của thời đại, phục vụ cho lợi ích quốc gia - dân tộc cao nhất lúc đó
là giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Qua kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ, Đảng ta đã tổng kết thực tiễn thành bài học lịch sử: “Kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại”, vận dụng linh hoạt bài học đó,
Đảng đã gắn kết và phát huy được sức mạnh tổng hợp ở trong nước của mọi tầng
lớp nhân dân và sự ủng hộ của các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế
giới, đưa cách mạng dân tộc, dân chủ Việt Nam đi từ Tổng khởi nghĩa Tháng Tám
thắng lợi đến đại thắng mùa Xuân năm 1975 và sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Như vậy, theo quan điểm của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, độc
lập tự chủ là cơ sở, là cái quyết định để hội nhập thành công, và chính hội
nhập lại giúp chúng ta tranh thủ được sức mạnh của thời đại để củng cố độc lập
tự chủ của dân tộc. Điều đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết lại: Có tự lập
mới độc lập, có tự cường mới có tự do. Song, chúng ta cũng nhận thức rõ ràng là
độc lập tự chủ không đồng nghĩa với biệt lập hoặc cô lập mà phải đi đôi với
việc chủ động mở rộng hợp tác quốc tế trên cơ sở xử lý đúng đắn quan hệ giữa
lợi ích quốc gia dân tộc với lợi ích giai cấp, lợi ích quốc tế. Điều này luôn
luôn thể hiện rõ nét trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh, khi nhìn vào toàn bộ
sự nghiệp và cuộc đời hoạt động cách mạng của Người: gắn chủ nghĩa yêu nước,
với cuộc đấu tranh giai cấp, gắn giải phóng giai cấp với giải phóng dân tộc.
Dân tộc - giai cấp - nhân loại là một chỉnh thể không đối lập trong tư tưởng
chính trị Hồ Chí Minh cũng như trong đường lối cách mạng của Người.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét