Điều 109, Bộ luật Hình sự
năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017
Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là hành vi hoạt động thành lập tổ chức hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
* Dấu hiệu pháp lý
- Về khách thể là sự tồn tại của chính quyền nhân dân.
- Chủ thể của tội phạm là bất kỳ ai có đủ năng lực trách nhiệm hình sự
- Mặt khách quan của tội phạm chỉ được phản ánh bởi dấu hiệu hành vi khách quan. Hành vi khách quan có hai loại sau:
+ Hành vi hoạt động thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là việc đề xướng ra chủ trương, đường lối hoạt động, tuyên truyền, lôi kéo, tập hợp người để thành lập ra tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Chủ trương, đường lối hoạt động của tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân có thể được cụ thể hóa thành tà liệu như chính cương, điều lệ, chương trình, hiệu triệu, tài liệu huấn luyện.... hoặc chỉ là các lời lẽ tuyên truyền, rủ rê người khác cùng đứng ra thành lập tổ chức hay tham gia tổ chức.
+ Hành vi tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là trên cơ sở nhận thức được mục đích của tổ chức là nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, tán thành và tự nguyện đứng vào hàng ngũ của tổ chức, thực hiện các chủ trương và hoạt động cho tổ chức. Được coi là tham gia tổ chức chống chính quyền nhân dân từ thời điểm biểu thị sự đồng tình gia nhập tổ chức hoặc nhận giấy chứng nhận là thành viên của tổ chức.
Mộ trong những dấu hiệu phân biệt tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và một số tội khác trong chương XIII của BLHS 2015 là hoạt động có tổ chức.
Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và tội phản bội Tổ quốc được phân biệt ở một dấu hiệu cơ bản: Tội phản bội Tổ quốc có hành vi câu két với người nước ngoài, tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân không có hành vi câu kết với người nước ngoài, hoặc có bàn bạc, xin nước ngoài giúp đỡ để hoạt động, nhưng chưa thực hiện được, chưa thực sự có sự câu kết với người nước ngoài.
- Mặt chủ quan:
Lỗi của tội phạm là cố ý.
Mục đích của tội phạm là nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thay đổi chế độ kinh tế - xã hội đã được Hiến pháp quy định.
Về khung hình phạt
Khoản 1 Điều 109 áp dụng đối với người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, đề xướng thành lập tổ chức; người trực tiếp có các hành động thành lập tổ chức; người giữ những vị trí lãnh đạo quan trọng trong tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; người đề ra chính cương, điều lệ, đường lối hoạt động của tổ chức đó.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện việc thành lập hoặc tham gia tổ chức
Người hoạt động đắc lực là người trực tiếp thực hiện các hoạt động chủ yếu và nguy hiểm của tổ chức một cách hăng hái, chủ động, hoạt động có kết quả rõ rệt, động viên, lôi kéo, hỗ trợ người khác cùng hoạt động.
Gây hậu quả nghiêm trọng là làm chết người hoặc bị thương nhiều người, gây thiệt hại lớn về tài sản, gây ảnh hưởng xấu về chính trị, làm suy yếu chính quyền nhân dân từ c ấp cơ sở trở lên.
Khoản 2 áp dụng đối với người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. Người chuẩn bị phạm tội lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Bao gồm người thực hành khác không phải là loại hoạt động đắc lực hoặc người trực tiếp thực hiện các hành vi gây hậu quả nghiêm trọng mà chủ yếu là người mới được tuyên truyền, kết nạp, ghi tên vào tổ chức, người tuy có tham gia tổ chức nhưng chưa có hoạt động chống đối gì đáng kể.
Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là hành vi hoạt động thành lập tổ chức hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
* Dấu hiệu pháp lý
- Về khách thể là sự tồn tại của chính quyền nhân dân.
- Chủ thể của tội phạm là bất kỳ ai có đủ năng lực trách nhiệm hình sự
- Mặt khách quan của tội phạm chỉ được phản ánh bởi dấu hiệu hành vi khách quan. Hành vi khách quan có hai loại sau:
+ Hành vi hoạt động thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là việc đề xướng ra chủ trương, đường lối hoạt động, tuyên truyền, lôi kéo, tập hợp người để thành lập ra tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Chủ trương, đường lối hoạt động của tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân có thể được cụ thể hóa thành tà liệu như chính cương, điều lệ, chương trình, hiệu triệu, tài liệu huấn luyện.... hoặc chỉ là các lời lẽ tuyên truyền, rủ rê người khác cùng đứng ra thành lập tổ chức hay tham gia tổ chức.
+ Hành vi tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là trên cơ sở nhận thức được mục đích của tổ chức là nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, tán thành và tự nguyện đứng vào hàng ngũ của tổ chức, thực hiện các chủ trương và hoạt động cho tổ chức. Được coi là tham gia tổ chức chống chính quyền nhân dân từ thời điểm biểu thị sự đồng tình gia nhập tổ chức hoặc nhận giấy chứng nhận là thành viên của tổ chức.
Mộ trong những dấu hiệu phân biệt tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và một số tội khác trong chương XIII của BLHS 2015 là hoạt động có tổ chức.
Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và tội phản bội Tổ quốc được phân biệt ở một dấu hiệu cơ bản: Tội phản bội Tổ quốc có hành vi câu két với người nước ngoài, tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân không có hành vi câu kết với người nước ngoài, hoặc có bàn bạc, xin nước ngoài giúp đỡ để hoạt động, nhưng chưa thực hiện được, chưa thực sự có sự câu kết với người nước ngoài.
- Mặt chủ quan:
Lỗi của tội phạm là cố ý.
Mục đích của tội phạm là nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thay đổi chế độ kinh tế - xã hội đã được Hiến pháp quy định.
Về khung hình phạt
Khoản 1 Điều 109 áp dụng đối với người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, đề xướng thành lập tổ chức; người trực tiếp có các hành động thành lập tổ chức; người giữ những vị trí lãnh đạo quan trọng trong tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; người đề ra chính cương, điều lệ, đường lối hoạt động của tổ chức đó.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện việc thành lập hoặc tham gia tổ chức
Người hoạt động đắc lực là người trực tiếp thực hiện các hoạt động chủ yếu và nguy hiểm của tổ chức một cách hăng hái, chủ động, hoạt động có kết quả rõ rệt, động viên, lôi kéo, hỗ trợ người khác cùng hoạt động.
Gây hậu quả nghiêm trọng là làm chết người hoặc bị thương nhiều người, gây thiệt hại lớn về tài sản, gây ảnh hưởng xấu về chính trị, làm suy yếu chính quyền nhân dân từ c ấp cơ sở trở lên.
Khoản 2 áp dụng đối với người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. Người chuẩn bị phạm tội lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Bao gồm người thực hành khác không phải là loại hoạt động đắc lực hoặc người trực tiếp thực hiện các hành vi gây hậu quả nghiêm trọng mà chủ yếu là người mới được tuyên truyền, kết nạp, ghi tên vào tổ chức, người tuy có tham gia tổ chức nhưng chưa có hoạt động chống đối gì đáng kể.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét