CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2019

Luật An ninh mạng Việt Nam có đi ngược lại trào lưu thế giới?


Mới đây, trên trang mạng Danlambao, một số phần tử tự xưng là “nhà đấu tranh cho dân chủ” đã đưa ra những luận điệu xuyên tạc trắng trợn Luật An ninh mạng của Việt Nam. Trong các bài viết, họ xuyên tạc rằng: “Luật An ninh mạng của Việt Nam đi ngược lại với trào lưu thế giới”. Điều này thực hư ra sao?



Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, không gian mạng trở thành một bộ phận cấu thành không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng trong xây dựng xã hội thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích mà không gian mạng mang lại cho xã hội loài người, còn xuất hiện những nguy cơ, tiềm ẩn gây tác hại không nhỏ. Nhiều quốc gia đã nhận thức rõ về những mối đe dọa đối với an ninh mạng, coi đây là thách thức, đe dọa mới cần được quan tâm nên đã ban hành các văn bản pháp luật. Hiện tại trên thế giới đã có nhiều quốc gia, tổ chức, liên minh quốc tế như Mỹ, Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Canada, Hàn Quốc,… ban hành Luật, hoặc văn bản dưới Luật nhằm tạo ra các thiết chế, cơ sở pháp lý chống lại các nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia từ không gian mạng. Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, 138 quốc gia (trong đó có 95 nước đang phát triển) đã ban hành Luật An ninh mạng.
Luật An ninh mạng của Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 01/01/2019) gồm 7 chương, 43 điều, quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng, triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Khi được ban hành, Luật An ninh mạng thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam. Luật An ninh mạng phù hợp với Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự và các văn bản khác có liên quan.
Luật An ninh mạng có hiệu lực góp phần bảo vệ chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng, xây dựng môi trường không gian mạng lành mạnh. Luật An ninh mạng không kiểm soát và làm lộ thông tin của công dân, không tạo rào cản, không tăng thủ tục hành chính, không cấp giấy phép con và không cản trở hoạt động bình thường, đúng luật của các tổ chức, cá nhân. Luật An ninh mạng không cấm người dân truy cập Facebook, Google, Youtube. Người dân Việt Nam vẫn được tự do truy cập vào các trang mạng này hay bất kỳ trang mạng xã hội nào khác ở trong và ngoài nước. Ngược lại, Luật An ninh mạng quy định các biện pháp bảo vệ về an ninh mạng cho người dân khi tham gia hoạt động trên các trang mạng xã hội như Facebook, Google…
Như vậy, Luật ANM Việt Nam không hề đi ngược lại lợi ích và xu thế quốc tế.

Hải Nguyễn - NNTV

0 nhận xét: