Việt Nam là một quốc gia nằm ở vị trí địa lý chiến
lược quan trọng trong khu vực Đông Nam á, khống chế đường biển từ Thái Bình
Dương sang Đại Tây Dương và toàn bộ khu vực Đông Dương. Do vậy, trong suốt lịch
sử phát triển của mình, dân tộc Việt Nam liên tục phải chống lại những cuộc
chiến tranh xâm lược của những đế quốc mạnh. Để tồn tại và phát triển, dân tộc
ta liên tục phải phát động chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc. Như vậy có thể nói bảo vệ
Tổ Quốc gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của Dân Tộc ta. Từ thực
tiễn của lịch sử và trứơc tình hình mới của thời đại, Đảng ta đã xác định bảo
vệ Tổ Quốc là 1 trong 2 nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta. Vì vậy, sau
khi hoàn thành nhiệm vụ giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước Đảng ta không
ngừng phát triển và hoàn chỉnh tư duy chiến lược bảo vệ Tổ Quốc trên cơ sở vận
dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tổng
kết thực tiễn cách mạng trong nước và thế giới về bảo vệ Tổ Quốc XHCN. Nghị
quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII nêu rõ: Bảo vệ Tổ Quốc xã hội chủ
nghĩa là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ,
bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá, bảo vệ Đảng,
nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi
ích quốc gia, dân tộc...
Cụ thể hoá nghị quyết trên, hội nghị lần thứ 8 ban
chấp hành trung ương Khóa IX đã ra nghị quyết chuyên đề về chiến lược bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới, Nghị quyết số 24-NQ ngày 16/4/2018 về chiến lược quốc
phòng Việt Nam; kết luận số 31- KL/TW, ngày 16/4/2018 về chiến lược quân
sự Việt Nam. Đây là một sự phát triển
mới trong tư duy chiến lược bảo vệ Tổ Quốc của Đảng ta. Trong nghi quyết, vấn
đề bảo vệ Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa được Đảng ta trình bày và giải quyết một
cách hệ thống và toàn diện, sâu sắc và đầy đủ, đánh dấu một bước trưởng thành
quan trọng trong tư duy lí luận của Đảng ta đối với sự nghiệp độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh thế giới diễn biến phức tạp hiện nay.
Ngày nay, bảo vệ Tổ Quốc trong điều kiện các thế lực
thù địch đang tiến hành các thủ đoạn sảo quyệt và thâm độc phá hoại trên mọi
lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, tư tưởng, quốc phòng, an ninh, văn hoá....bằng
chiến lược: "Diễn biến hoà bình". Nhưng không loại trừ hành động can
thiệp quân sự, xâm lược bằng vũ khí công nghệ cao và lực lượng phản ứng nhanh
khi có điều kiện nhằm xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân ta đang thực hiện
quá trình đổi mới và thu được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực: Kinh tế
không ngừng phát triển, đời sống của người dân được nâng lên, lòng tin của nhân
dân vào Đảng được củng cố...Dân tộc ta bên cạnh những vận hội mới lại đứng
trước những nguy cơ mới. Tình hình thế giới diễn biến phức tạp, bọn phản động
và các thế lực thù địch tập trung chống phá nhằm xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước
ta.
Với tư duy mới về bảo vệ Tổ Quốc của Đảng ta, quan hệ
giữa xây dựng và bảo vệ được giải quyết một cách biện chứng. Đó là nhận thức
đúng đắn và sâu sắc quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước của cha ông. Trong
suốt quá trình lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, tư duy của Đảng
về mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc không ngừng được phát triển.
Ngày nay tư duy ấy được nâng lên tầm cao mới: xây dựng và bảo vệ hoà quyện với
nhau thành thể thống nhất. Xây dựng đất nước giàu mạnh theo con đường xã hội
chủ nghĩa tạo ra khả năng bảo vệ tốt nhất Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ngày nay, bảo vệ Tổ Quốc đã trở thành công việc thường xuyên và gắn liền với
xây dựng, mối quan hệ đó chặt chẽ đến mức trở thành một chỉnh thể thống nhất,
là hai mặt của một quá trình đổi mới vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Quan niệm của chúng ta là các lực lượng hiếu chiến
không phải có sức mạnh vô hạn. Tuy chúng điên cuồng thực hiện mưu đồ thống trị
thế giới; song chúng cũng có mặt yếu cơ bản: Chiến tranh phi nghĩa, tàn bạo, bị
cả loài người tiến bộ lên án, phản đối. Từ thực tế đó, chúng ta quan niệm sức
mạnh của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới là sức mạnh tổng hợp về
chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại là
sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của hệ thống chính trị do Đảng ta
lãnh đạo. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp bảo vệ
Tổ quốc. Coi trọng phát huy nội lực, ý chí tự lực tự cường của dân tộc, đồng
thời tranh thủ những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ trên thế
giới để phát triển khả năng bảo vệ Tổ quốc, tranh thủ tối đa thuận lợi để tăng
nhanh thế và lực của dân tộc, của đất nước.
Trên
cơ sở phân tích những yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, nghị quyết trung ương 8 nêu ra các quan điểm và phương
châm chỉ đạo sau:
*Về quan điểm:
- Giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về
mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
- Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa
xã hội; lấy việc giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế -
xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ quốc.
- Kết hợp
chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sức mạnh bên trong
là nhân tố quyết định; phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng
là then chốt. Kết hợp chặt chẽ các nhiệm vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối
ngoại.
- Xây dựng
sức mạnh tổng hợp về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội...
- Ra sức
phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ tối đa mọi thuận lợi bên ngoài.
- Chủ
động phòng ngừa, sớm phát hiện và triệt tiêu những nhân tố bên trong có thể dẫn
đến những đột biến bất lợi.
* Trên cơ sở các quan điểm trên, cần nắm vững những
phương chân chỉ đạo:
- Kiên định các nguyên tắc chiến lược, đi đôi với sự
vận dụng sách lược linh hoạt; tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân trong
nước và dư luận quốc tế; phân hoá, cô lập các phần tử chống đối, ngoan cố nhất,
các thế lực chống phá Việt Nam hung hăng nhất.
- Đối với nội bộ, lấy việc phát huy dân chủ, giáo dục,
thuyết phục, phòng ngừa là chính, đi đôi với giữ kỷ cương, kỷ luật, xử lý
nghiêm minh các sai phạm. Đối với các thế lực chống đối trong nước cần phân
hoá, cô lập bọn đầu sỏ, ngoan cố, xử lý nghiêm minh...giáo dục lôi kéo những
người lầm đường, không để hình thành tổ chức đối lập dưới bất cứ hình thức nào.
- Thường xuyên đi sát cơ sở, nắm chắc tình hình, xử lý
kịp thời mọi mần mống gây mất an ninh, không để bị động, bất ngờ.
Để đạt dược mục tiêu trên của chiến lược bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới, trên cơ sở các quan điểm, phương châm chỉ đạo trên.
Nghị quyết nhấn mạnh cần thực hiện tốt các nội dung sau:
- Giữ vững hoà bình, ổn định để thực hiện thắng lợi sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của chiến lược bảo
vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Chúng ta chỉ có thể xây dựng và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa khi:
+ Giữ vững môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Duy trì hoà bình lâu dài và ổn định chính trị, không
để xảy ra bạo loạn chính trị và " tự diễn biến".
+ Ngăn chặn,
đẩy lùi mưu toan " diễn biến hoà bình" nguy cơ can thiệp quân sự và
xung đột vũ trang, xâm hại chủ quyền thống nhất, toàn vện lãnh thổ của nước ta.
- Xây dựng Đảng là nhiệm vụ thên chốt, kết hợp chặt
chẽ với bảo vệ Đảng, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị nội bộ. Cụ thể là: Xây
dựng đội ngũ cán bộ, mhất là cán bộ lãnh đạo vững vàng về chính trị, có đủ phẩm
chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu của tình hình. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý
luận và giáo dục chính trị tư tưởng. Phát huy truyền thống bản sắc văn hoá dân
tộc. Xây dựng Đảng, nhà nước, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể thực sự trong
sạch, vững mạnh, gắn bó mật thiết với nhân dân. Bảo đảm sự đoàn kết thống nhất
trong Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, nhà nước giữ vững ổn định
chính trị xã hội.
- Nỗ lực thực hiện nhiệm vụ trung tâm là phát triển
kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá; không ngừng nâng cao đời sống nhân dân bảo đảm công bằng xã hội,
xây dựng nền kinh tế tự chủ, đồng thời chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Trên
cơ sở đó sẽ tạo ra được sức mạnh vật chất và tinh thần để xây dựng và bảo vệ Tỏ
quốc.
- Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, mở rộng
dân chủ xã hội chủ nghĩa đi đôi với việc tăng cường trật tự kỷ cương...sẽ tạo
ra được sức mạnh to lớn, sẽ bảo đảm sự thống nhất, nghiêm minh trong xã hội, cổ
vũ động viên mọi công dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
- Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và
toàn vện lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, nhà nước và nhân
dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt.
Đại hội Đảng lần thứ
XII đã nêu rõ " Xây dựng Quân đội nhân dân và công an nhân dân cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”
- Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, mở rộng hợp tác quốc
tế theo tinh thần " Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các
nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát
triển".
Nhằm củng cố môi trường quốc tế thuận lợi, tranh thủ
vốn, công nghệ phục vụ cho công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước và nâng cao vị thế của đất nước ở khu vực và trên thế giới. Những năm tới,
Đảng và nhân dân ta tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, xây dựng thàmh công chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ chiến lược bảo
vệ Tổ quốc đặt ra cho quân đội là rất nặng nề và phức tạp. Với tinh thần chủ
động, cảnh giác và sáng tạo, phát huy sức mạnh toàn dân, của cả hệ thống chính
trị nhất định chúng ta bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét