Ngày 22/2/2021 vừa qua trên trang
Facebook “BBC News Tiếng việt” có đăng tải một status “ Việt nam: hiếm có khi 2
vị tướng quân đội trong Bộ Chính Trị”, có nội dung như sau:
“Đại hội Đảng XIII năm 2021 chứng kiến
lần đầu tiên từ rất lâu, hai lãnh đạo quân đội cùng một lúc được bầu vào Bộ
Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tại
các Đại hội Đảng trước đây, theo truyền
thống chỉ có người giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng mới vào Bộ Chính trị. Việc
hai vị tướng Phan Văn Giang và Lương Cường có mặt trong Bộ Chính Trị khóa 13
năm 2021 là một diễn biến thú vị thời
bình”
Đã có một số tài khoản Facebook để lại
comment mang tích chất đả kích, phản động, không thể nào chấp nhận được như:
Tài khoản “T” xuyên tạc cho rằng : “Bầu cái gì... Rõ ràng 1 ghế đại biểu giá 1,5
triệu usd chứ cứ thích làm màu”
Hay tài khoản “Đặng công” hồ ngôn, thiển
cận viết rằng: “Nhiều tướng thì mới khó bị
chiếu tướng. Đâu cũng tướng cả, quân địch hoang mang, dân cũng hoang mang luôn”
Tài khoản “ Phi triện” thì ngông cuồng
bình luận: “Vấn đề này thuộc về liên minh
ma quỷ giữa bên đảng và quân đội. Để quân đội bảo kê cho đảng thì đảng phải nhường
mấy ghế trong BCT...!? Chẳng có thằng nào bảo kê ko công đâu”
Khi đọc và tiếp xúc với những bài viết,
status hay những bình luận kiểu như trên, trước hết chúng ta phải nhìn nhận rã
bản chất phản động, ngông cuồng chống phá của chúng, không nói quá khi nhận định
chúng là một bè lũ tay sai đớn hèn, theo kiểu rình rập và cắn trộm.
Việc bầu ủy viên Bộ Chính Trị, cơ cấu,
số lượng thành viên tất cả theo quy định tại Điều 25, Quy chế bầu cử trong Đảng
ban hành theo Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban Chấp
hành Trung ương. Tuân thủ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, theo yêu cầu và
chiến lược phát triển đất nước trong từng nhiệm kỳ.
Quy trình bầu Bộ Chính trị theo quy
định tại Điều 25 như sau:
- Phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành
Trung ương do đồng chí Tổng Bí thư khóa trước (tái cử hoặc không tái cử) làm
triệu tập viên khai mạc và chủ trì cho đến khi bầu xong Đoàn Chủ tịch hội nghị.
Trường hợp đồng chí Tổng Bí thư khóa trước không thể làm triệu tập viên thì
Đoàn Chủ tịch Đại hội cử triệu tập viên.
- Đoàn Chủ tịch Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương báo cáo về đề án và đề nghị số lượng Ủy viên Bộ Chính trị cần bầu.
- Hội nghị thảo luận, biểu quyết về số
lượng Ủy viên Bộ Chính trị.
- Đoàn Chủ tịch báo cáo danh sách những
đồng chí được Ban Chấp hành Trung ương khóa trước đề cử vào Bộ Chính trị.
- Tiến hành ứng cử, đề cử.
- Họp tổ để thảo luận.
- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách
những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không
được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý
kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu
cần).
- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu
quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử Bộ Chính trị.
- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả
bầu cử.
Theo đó, Sáng ngày 31/1/2021, tại Trụ
sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp Hội nghị lần
thứ Nhất để bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung
ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Kết quả bầu cử như sau:
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
XIII đã bầu 18 đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khóa
XIII, gồm:
1. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí
thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
2. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng
Chính phủ
3. Đồng chí Phạm Minh Chính, Trưởng
Ban Tổ chức Trung ương
4. Đồng chí Vương Đình Huệ, Bí thư
Thành uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khoá XIV thành phố Hà Nội
5. Đồng chí Trương Thị Mai, Trưởng Ban
Dân vận Trung ương
6. Đồng chí Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban
Tuyên giáo Trung ương
7. Đồng chí Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng
Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
8. Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Bí thư
Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh
9. Đồng chí Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công
an
10. Đồng chí Phan Đình Trạc, Trưởng
Ban Nội chính Trung ương
11. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Uỷ
ban Kiểm tra Trung ương khóa XII
12. Đồng chí Phan Văn Giang, Tổng Tham
mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
13. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Chánh án
Toà án nhân dân tối cao
14. Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch
Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
15. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương
16. Đồng chí Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng
cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam
17. Đồng chí Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng
Bộ Công Thương, kiêm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương
18. Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng
Bộ Tài chính
Bộ Chính trị có 3
trường hợp “đặc biệt”: 2 đồng chí quá 65
tuổi tái cử Bộ Chính trị gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc; đồng chí Phan Văn Giang (61 tuổi) là trường hợp
"đặc biệt" thuộc diện ủy viên Trung ương khóa XII quá 60 tuổi tái cử.
Như vậy cần thấy rõ không có cái gọi
là “Theo truyền thống” hay “Diễn biến thú vị” như status đã đăng tải,
mà việc bầu cử được làm theo đúng thủ tục nguyên tắc, các đồng chí được bầu vào
Bộ Chính Trị đều là những người đủ đức, đủ tài để gánh vác trọng trách mà Đảng
và nhân dân giao phó, hợp ý Đảng lòng dân. Nên không có chuyện “định giá ghế 1,5 triệu usd” như tài khoản
facebook “T” bình luận.
Quân đội từ nhân dân mà ra vì nhân dân
mà chiến đấu đó là bản chất truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam, làm gì
có chuyện “Nhiều tướng thì mới khó bị chiếu
tướng. Đâu cũng tướng cả, quân địch hoang mang, dân cũng hoang mang luôn” như
tài khoản Đặng Công đã viết, đúng là hoang đường quá mức. Đảng lãnh đạo quân đội
trực tiếp và tuyệt đối về mọi mặt đó là tất yếu khách quan chứ tại sao lại gọi
đó là “linh minh ma quỷ… bảo kê cho đảng ….nhường mấy ghế trong BCT” như
tài khoản Phi triện đã nêu, quản thật là luận điệu chống phá hèn hạ và vô căn cứ./.
Tia chớp
0 nhận xét:
Đăng nhận xét