Ngày 01/02/2021 Quân đội Myanmar tuyên bố tình
trạng khẩn cấp trên toàn quốc vào, sau khi bắt giữ hàng loạt nhân vật cấp cao
trong chính phủ - bao gồm cả Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống
Myanmar Win Myint và Han Thar Myint, thành viên lãnh đạo chủ chốt của đảng cầm
quyền Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD).Cùng ngày, quân đội ra thông cáo
chính thức về cuộc chính biến. Phía quân đội cho rằng danh sách cử tri sử dụng
trong cuộc tổng tuyển cử năm 2020 từng bị phát hiện có vấn đề nghiêm trọng,
nhưng Ủy ban Bầu cử Liên bang (UEC) không giải quyết đến cùng.
"Danh
sách cử tri trong cuộc tổng tuyển cử dân chủ có gian lận nghiêm trọng, đi ngược
lại mục tiêu đảm bảo một nền dân chủ ổn định. Việc từ chối giải quyết vấn đề
gian lận nói trên, không chịu hành động và không đáp ứng yêu cầu hoãn các kỳ
họp quốc hội là trái với Điều 417 của hiến pháp năm 2008", phía quân đội khẳng
định. Theo Điều 417 của Hiến pháp Myanmar, được thông qua vào năm 2008,
"những hành động hoặc âm mưu chiếm đoạt chủ quyền của liên bang bằng biện
pháp ép buộc sai trái", có khả năng dẫn đến chia rẽ khối đoàn kết dân tộc
ở Myanmar, đều bị ngăn cấm. Quân đội Myanmar dựa vào điều khoản này để tuyên bố
tình trạng khẩn cấp. Đây chính là hệ quả của “phi chính trị hóa” quân đội trên
đất nước Myanmar.
Đối với Việt Nam, tư tưởng về Đảng
lãnh đạo quân đội là một bộ phận hợp thành, giữ vai trò trọng yếu trong tư tưởng
quân sự của Hồ Chí Minh. Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng của Người
về tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. Theo Hồ Chí Minh “Phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong
quân đội”, bởi theo Người đó là nhân tố quyết định bản chất cách mạng, sức
chiến đấu và chiến thắng của Quân đội ta.
Để thực hiện sự lãnh đạo của Đảng
đối với quân đội, Hồ Chí Minh đã chỉ đạo việc thiết lập hệ thống tổ chức đảng
trong quân đội từ Quân uỷ Trung ương đến các tổ chức đảng ở cơ sở; đồng thời tổ
chức quân đội theo những nguyên tắc tổ chức phù hợp với đường lối chính trị,
quân sự và tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay từ đội vũ trang đầu tiên -
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Người đã trực tiếp chỉ đạo xây dựng
theo mô hình lấy chi bộ đảng làm hạt nhân lãnh đạo, có đại diện của Đảng (chính
trị viên) bên cạnh người chỉ huy quân sự để chăm lo công tác chính trị. Bằng
công tác tư tưởng, Hồ Chí Minh yêu cầu phải thường xuyên giáo dục cho mọi cán
bộ, chiến sĩ trong Quân đội lòng trung thành với Đảng. Sự trung thành ấy thể
hiện trước hết ở chỗ phải trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, phải làm
cho mọi quân nhân sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì mục tiêu độc lập dân tộc và
CNXH; phải lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho các
hoạt động của quân đội. Hồ Chí Minh yêu cầu sự trung thành của quân đội đối với
Đảng phải được thể hiện ở việc hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ
giao cho, mà trước hết là hoàn thành thật tốt chức năng chiến đấu, đánh thắng
mọi kẻ thù. Trong lần về thăm Trường Chính trị trung cấp quân đội (tháng
10-1951), Người nói: “Riêng về các chú, chính trị biểu hiện ra trong lúc đánh
giặc. Học chính cương, chính sách rồi thì phải thực hiện. Nếu thuộc lầu mà không
biết đánh giặc thì vô dụng”. Trong buổi chiêu đãi mừng Quân đội ta 20 tuổi,
Người đã khen ngợi: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến
đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào
cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Đó
vừa là sự khẳng định bản chất, truyền thống và mục tiêu chiến đấu của Quân đội,
vừa là yêu cầu có tính nguyên tắc của Hồ Chí Minh đối với mọi hoạt động của
Quân đội.
Trong giai đoạn hiện nay, việc xây
dựng Quân đội ta theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện
đại đang đứng trước nhiều thuận lợi và thách thức to lớn. Mục tiêu bảo vệ Tổ
quốc thời kỳ hậu gia nhập WTO có nhiều nội dung mới, đòi hỏi quân đội phải thực
sự là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành và tin cậy của Đảng,
Nhà nước và nhân dân, đủ sức làm nòng cốt cho toàn dân bảo vệ vững chắc độc
lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và chế độ XHCN trong mọi tình huống. Đồng
thời, những biến đổi kinh tế-xã hội to lớn ở trong nước gắn liền với tính chất
phức tạp của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp trong bối cảnh quốc tế có nhiều
diễn biến phức tạp đang tác động đa chiều đến việc giữ vững bản chất cách mạng
và sức mạnh chiến đấu của Quân đội; trong đó phải kể đến những thủ đoạn tinh
vi, xảo quyệt của các thế lực thù địch hòng “phi chính trị hóa” quân đội, tước
bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội ta. Những vấn đề đó đang đòi hỏi việc
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội theo Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp
tục được đặt lên hàng đầu.
Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với quân đội trong giai đoạn hiện nay, cần tiến hành đồng bộ nhiều giải
pháp về tổ chức, tư tưởng và chính sách, mà trước
hết là đẩy mạnh công tác xây dựng đảng, để Đảng ta thật sự “là đạo đức, là
văn minh”, đủ sức lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, lãnh đạo Quân đội trong thời kỳ
mới, bởi theo Hồ Chí Minh “Đảng có vững, cách mệnh mới thành công”. Vì vậy, một
mặt, cần tiếp tục đi sâu, thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng
với những yêu cầu, biện pháp mới, phù hợp; đồng thời tổ chức thực hiện có hiệu
quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII)
về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về
chính trị trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, những biểu hiện tự diên biến, tự
chuyển hóa trong nội bộ”. Mặt khácTiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 51-NQ/TW
ngày 20-7-2005 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của
Đảng đối với quân đội, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong
Quân đội nhân dân Việt Nam”; đồng thời đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên
truyền, làm thấu triệt trong toàn xã hội nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối,
trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội.
Hai
là, tăng cường xây
dựng Đảng bộ Quân đội trong sạch, vững mạnh (TSVM); tập trung vào nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng. Trong giai đoạn hiện
nay, cần hết sức quan tâm nâng cao năng lực của các cấp uỷ đảng trong việc quán
triệt và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng; nâng cao tính tiền phong
gương mẫu của đảng viên, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, gắn chặt công tác
rèn luyện, quản lý đảng viên với xây dựng đội ngũ cán bộ, xây dựng đội ngũ cấp
uỷ viên với xây dựng đội ngũ cán bộ chủ trì, xây dựng tổ chức đảng TSVM với xây
dựng đơn vị vững mạnh toàn diện; tích cực tìm các giải pháp tăng cường vững
chắc số chi bộ đại đội có cấp uỷ, chăm lo xây dựng cơ quan chính trị và đội ngũ
cán bộ chính trị để nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của công tác đảng, công
tác chính trị trong Quân đội.
Ba
là, làm tốt hơn
nữa công tác giáo dục Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quân
sự, quốc phòng của Đảng trong Quân đội, đặc biệt là ở cơ sở; làm cho mọi cán
bộ, chiến sĩ trong quân đội hiểu sâu sắc nguyên tắc Đảng lãnh đạo quân đội,
cùng những nội dung mới trong tư duy của Đảng ta về bảo vệ Tổ quốc được Đại hội
XII của Đảng xác định. Đó là “Kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa…”.
Trên cơ sở đó, mọi cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội tự giác rèn luyện, phấn đấu,
góp phần cùng toàn quân hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng và Tổ quốc giao
phó, tiếp tục xứng đáng là lực lượng chính trị tin cậy của Đảng trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trải qua 76 năm xây dựng, chiến đấu và
trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn được Đảng Cộng sản việt Nam quan
tâm, chăm lo, giáo dục, rèn luyện. Đây chính là cơ sở để Quân đội luôn giữ vững
bản chất giai cấp công nhân, luôn xứng đáng là công cụ bạo lực sắc bén của Đảng, luôn hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ trong
tình hình mới. Đây cũng chính là cở sở để chống lại các quan điểm của các thế
lực thù địch muốn “phi chính trị hóa” Quân đội, “vô hiệu hóa” lực lượng vũ
trang.
NXT-H1
0 nhận xét:
Đăng nhận xét