Những ai từng làm
việc, từng phục vụ và giúp việc cho Bác Hồ đều thán phục trước sự ham đọc sách
báo của Người. Việc đó đã trở thành nhu cầu, nếp quen trong sinh hoạt hàng ngày
không thể thiếu được của Bác. Khi trở
thành lãnh tụ Đảng, vị Chủ tịch đứng đầu Nhà nước, Bác vẫn tiếp tục đọc sách
báo, không chỉ nhằm nâng cao sự hiểu biết mà còn để nắm bắt thông tin trong và
ngoài nước... Thời gian còn khỏe, Bác đọc báo, bản tin vào ban ngày, các buổi tối
sau 9 giờ. Bác có thói quen khi đọc, ngón tay đưa theo dòng, mắt dõi theo, chỗ
nào có vấn đề chú ý thì dừng tay ghi chép hoặc đánh dấu để dễ nhận biết những
chỗ cần chú ý, những số liệu và thông tin cần xử lý. Đọc báo, thấy gương người
tốt muốn thưởng Huy hiệu, Bác dùng bút bi hoặc bút chì màu đỏ khuyên vào. Chỗ
nào cần lưu ý, Bác đánh dấu gạch chéo (/); đánh dấu bằng chữ X và gạch chéo
(X/) là chú ý dòng; (!) là lạ; có vấn đề chưa rõ ràng, còn nghi ngờ, Người đánh
dấu chấm hỏi (?) và yêu cầu văn phòng xác minh lại. Đoạn nào cần xem kỹ, Bác
đánh dấu gạch chéo và chấm phẩy (/;). Đã xem xong, Bác viết chữ V... Các đồng
chí phục vụ cứ nhìn vào các ký hiệu đó là hiểu và thực hiện theo ý của Người.
Bác cũng hay dùng chữ Hán để đánh dấu. Chữ Hán viết dọc, những chỗ lề nhỏ,
viết chữ Hán không đè lên chữ của sách báo, điều quan trọng hơn là chữ
Hán giữ được nội dung mà Bác lưu ý. Có những lúc Bác trích tư liệu vào cuốn
sổ nhỏ cũng bằng chữ Hán, những tư liệu này Bác sử dụng để viết báo.
Tuổi Bác ngày một
cao, để bảo vệ giữ gìn đôi mắt của Bác, Văn phòng Phủ Chủ tịch cử các cán bộ phục
vụ như Vũ Kỳ, Cù Văn Chước, Lê Hữu Lập... đọc sách báo cho Bác nghe. Người sau
này gắn bó nhiều nhất với Bác là chú Cù Văn Chước (từ 1962 cho đến khi Bác ốm nặng).
Chú Chước thường đọc sách , báo và các bản tin của TTX và Bộ Ngoại giao,
được Bác tín nhiệm cao. Để cho Bác đỡ phải nghe nhiều, chú Chước thường đọc tóm
tắt nêu những ý chính những vấn đề quan trọng nhất. Chú đọc rõ ràng, truyền cảm
nhất là khi tuổi Bác đã cao, thính giác suy giảm thì ngữ điệu phải thật phù hợp,
đòi hỏi người đọc phải nhạy cảm và hiểu ý của Bác. Thường thì mỗi ngày chú đọc
phục vụ Bác vào các buổi sáng, trưa, chiều, tối. Ngày chủ nhật đọc vào buổi
sáng và tối, và chỉ đọc các báo địa phương gửi biếu Bác. Qua các tin bài
báo địa phương phản ánh, Bác phát hiện ra những gương người tốt việc tốt, yêu cầu
văn phòng xác minh và tặng Huy hiệu. Khi đọc báo vào buổi tối, chú Chước chọn
những vấn đề có nội dung nhẹ nhàng để Bác nghe cho đỡ căng thẳng. Những vấn
đề dễ gây xúc động thì đọc vào ban ngày. Bác chú ý nghe đến mức phát hiện được
cả chỗ viết sai, sửa cả cách dùng từ và lỗi chính tả. Có những chỗ Bác yêu cầu
đọc lại nhiều lần để hiểu cho kỹ. Chú Cù Văn Chước cũng là người được Bác giao
cho nhiệm vụ cắt những bài báo phản ánh về gương người tốt việc tốt dán thành từng
chuyên đề gương về chiến đấu, sản xuất, thiếu nhi học giỏi dũng cảm...
Sau này Bác chỉ đạo ông Hà Huy Giáp, Phan Hiền in thành các tập sách “Người tốt
việc tốt”.
Sách Bác đọc có
nhiều thể loại. Nguồn sách báo gửi tới để Bác sử dụng có từ nhiều nguồn khác
nhau. Sách biếu của các tác giả gửi tặng, sách biếu của những cá nhân và tổ chức
nước ngoài tặng Bác qua Bộ Ngoại giao hoặc các đoàn của ta đi công tác, các nhà
xuất bản gửi biếu... Sách báo đọc xong, Bác thường gửi tới các nơi cần sử dụng.
Những sách báo cần làm tư liệu, Bác giữ lại, nhưng sử dụng xong lại gửi
đi. Vì vậy, Bác không có thư viện riêng. Những cuốn sách, tờ báo khi Người qua
đời còn lưu lại tại nhà 54, nhà sàn là những báu vật vô giá. Sách, báo đã trở
thành món ăn tinh thần và phương tiện thông tin không thể thiếu được của một
con người vĩ đại như Bác Hồ kính yêu.
Hiện nay, khoa học
kỹ thuật đã và đang phát triễn rất mạnh mẽ. Chúng ta có thể tiếp cận thông tin ở
nhiêu kênh khác nhau. Với đặc thù của Nhà trường quân đội thì việc nghiên cứu
tài liệu qua sách báo trên thư viện vẫn là việc rất quan trọng và cần thiết.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, mặc dù trên thư viện của Nhà truờng có rrất nhiều sách báo rất hay và rất bổ ích nhưng số lượng
người tham gia đọc chưa nhiều. hoặc có những đồng chí lại chỉ tích cực đọc những
loại sách, truyện mang tính chất giải trí mà bỏ qua những loại sách mang những
nội dung giáo dục và bổ trợ kiến thức học tạp rất tốt. Để giúp việc đọc sách báo một cách có hiệu quả,
trở thành thói quen tốt mà lại không tốn nhiều thời gian thì việc chúng ta học
tập cách đọc sách báo của Bác Hồ có ý nghĩa rất thiết thực, cần được học tập và
nhân rộng.
Mai Duyên-H1
0 nhận xét:
Đăng nhận xét