“Tự do ngôn luận là
nguyên tắc củng cố cho quyền tự do của một cá nhân hoặc cộng đồng
trong việc biểu đạt quan điểm và ý kiến của họ mà không bị trả đũa, kiểm
duyệt hoặc xử phạt. Thuật ngữ "tự do biểu đạt" cũng được sử dụng
đồng nghĩa nhưng bao gồm cả hành động tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt bất kỳ
thông tin hoặc ý kiến nào bằng mọi phương tiện truyền thông”. Chúng ta có thể
hiểu một cách đơn giản: Tự do ngôn luận là tự do phát biểu đưa ra ý kiến của
mình bàn bạc một công việc chung hay riêng nào đó; là quyền của công dân được
tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của xã hội.
Ở Việt Nam vấn
đề “tự do ngôn luận” luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, đề cao và bảo đảm các
quyền tự do của công dân, các tổ chức. Lợi dụng vấn đề này, các thế lực phản động,
thù địch luôn tìm mọi cách để xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo, vu khống các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trên mọi lĩnh vực, phủ nhận các
thành tựu đã đạt được, kể cả những thành tựu được bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh
giá cao.
Chúng chủ đích
lựa chọn, lợi dụng những vấn đề nhiều người dân quan tâm, dễ gây bức xúc, dễ
lan truyền rộng rãi trong xã hội để tạo dựng những kịch bản đen tối, chống phá
bằng các bài viết, hình ảnh, video clip cắt ghép… nhằm gây rối an ninh, trật tự,
“bất tuân dân sự”, phá hoại các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách phát
triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ta... Thời gian qua các cơ quan chức năng ở
nước ta đã xử lý nhiều trường hợp lợi dụng mạng xã hội, các phương tiện thông
tin để đăng tin, viết bài sai sự thật nhằm các mục đích khác nhau. Đó là hành động
cần thiết, đúng theo quy định của pháp luật và cần tiếp xử lý nghiêm đối với
các tập thể, cá nhân có hành động tương tự.
Trên tinh thần
xây dựng đất nước, rõ ràng, mỗi người Việt Nam đều có quyền bày tỏ lòng yêu nước
của mình, góp ý, phản biện những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước... Thế nhưng, việc phát ngôn tự do, vô lối, xuyên tạc, kích động gây rối,
đập phá tài sản, vi phạm pháp luật là những hành động đáng lên án, cần phải
ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh.
Tự do là quyền
của con người nhưng đó không phải là tự do vô lối, tùy tiện, vô chính phủ, mà
nó chỉ được bảo đảm khi con người nhận thức đúng đắn quy luật khách quan và
hành động phù hợp pháp luật, thỏa ước về tự do của tập thể, của cộng đồng và của
xã hội.
Tự do ngôn luận
đích thực phản ánh năng lực nhận thức và khả năng tự chủ bản thân cả về mặt
phát ngôn và hành động. Suy cho cùng, hành động đúng đắn mới là thước đo chính
xác về giá trị đích thực của tự do ngôn luận. Không thể nói “tự do ngôn luận”
mà hành động lại phá hoại tự do của người khác, tự do xã hội. Tự do chỉ mở rộng
cùng nhịp bước với nâng cao hiểu biết của con người về các quy luật của tự
nhiên, xã hội và tư duy của con người, phải vận động cùng chiều với quyền và lợi
ích chính đáng của quốc gia - dân tộc, để từ đó làm chủ chính mình và hành động
tự do. Tự do được hình thành, tồn tại trong mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội,
cá nhân và Nhà nước. Lòng yêu nước cần phải được thể hiện với thái độ đúng mực,
bình tĩnh, kiềm chế, được kiểm soát,... để không tái diễn những hành vi quá
khích, đi ngược lại những chủ trương, chính sách đúng đắn trong phát triển kinh
tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta.
Mỗi quân nhân,
đảng viên chúng ta đều là những công dân; chúng ta có quyền tự do ngôn luận,
nhưng hãy là những công dân gương mẫu, chủ động nghiên cứu nắm chắc pháp luật,
suy nghĩ thật kỹ các vấn đề (những vấn đề gì biết chính xác thì mới đưa ra
chính kiến của mình, nếu chưa biết, chưa chắc không nên đưa ra chính kiến của bản
thân) tránh đưa ra những ý kiến không đúng sai sự thật, trái pháp luật để mang
tội, hay để kẻ xấu lợi dụng chống phá, xuyên tạc./.
NHA-BC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét