Gần
đây, có một số người tự nhận là những “học giả” nghiên cứu sâu sắc tư tưởng Hồ
Chí Minh đã truyền bá luận điểm: “Tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ là chủ nghĩa dân tộc”.
Họ cho rằng, ở Hồ Chí Minh không có tư tưởng đấu tranh giai cấp, không có tư tưởng
về cách mạng xã hội chủ nghĩa, mà chỉ có tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc.
Đây là quan điểm xuyên tạc một cách trắng trợn tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm làm cô
lập, suy yếu và tiến tới phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lênin
- nền tảng tư tưởng của Đảng ta.
Nghiên
cứu di sản tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta thấy có tới 36 tài liệu
liên quan đến vấn đề chủ nghĩa dân tộc. Trong đó, tư tưởng của Người về chủ
nghĩa dân tộc được biểu hiện tập trung ở các bài như: “Báo cáo về Bắc kỳ, Trung
kỳ và Nam kỳ” ( 1924 ), “Các sự biến ở Trung Quốc của đặc phái viên của chúng
tôi” (1927 ) và “Lời phát biểu tại Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và công
nhân các nước xã hội chủ nghĩa” ( 1957 ). Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước
… Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản… Khi chủ nghĩa
dân tộc của họ thắng lợi… nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ
nghĩa quốc tế”; đồng thời “ chúng ta cần phải tăng cường giáo dục theo tinh thần chủ nghĩa Mác -
Lênin và đấu tranh chống những khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa như chủ nghĩa dân
tộc tư sản, chủ nghĩa sô - vanh, chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại”. Như vậy,
tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa dân tộc mang bản chất giai cấp sâu sắc,
đó là
tư tưởng về chủ nghĩa dân tộc
theo quan điểm của giai cấp vô sản.
Thế nhưng, những “học giả”, những phần tử cơ hội
lại tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ là chủ nghĩa dân tộc một cách chung
chung, trừu tượng. Điều đó chứng tỏ, họ đã bóp méo, cắt xén, tuyên truyền không
đầy đủ tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa dân tộc. Đồng thời, trên cơ sở đó, họ
đã làm lu mờ tính chất giai cấp, để đi đến phủ định bản chất giai cấp vô sản của
tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhận thức đúng đắn tính chất giai cấp của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa dân tộc có ý
nghĩa thực tiễn và lý luận to lớn. Bởi vì, các chuyên gia chống cộng và những
phần tử cơ hội rất xảo quyệt; một mặt, họ ra sức tuyên truyền luận điểm “tư tưởng
Hồ Chí Minh chỉ là chủ nghĩa dân tộc”; mặt
khác, họ chủ động tuyên truyền ý tưởng: “Chủ nghĩa dân tộc là một lực lượng
hùng hậu nhất cuối thế kỷ XX, có thể sử dụng làm sụp đổ hệ thống xã hội chủ
nghĩa”.
Chúng ta cần thấy rằng, chủ nghĩa dân tộc mà họ nói ở đây là chủ nghĩa dân tộc tư sản gắn liền với chủ nghĩa sô - vanh, chủ nghĩa xét lại, chứ không phải chủ nghĩa dân tộc theo quan điểm của Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước, mà Hồ Chí Minh nói đến là chủ nghĩa dân tộc chân chính của nhân dân các dân tộc thuộc địa đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, lại được nhân danh Quốc tế Cộng sản phát động, chỉ đạo nhằm phát triển hướng tới chủ nghĩa quốc tế, nó khác về bản chất so với chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, sô - vanh của phong kiến và tư sản./.
ĐVP-H3
0 nhận xét:
Đăng nhận xét