Hiện nay, các thế lực thù địch đã chống phá, xuyên tạc cho rằng: chủ nghĩa Mác - Lênin đối lập với tư tưởng Hồ Chí Minh nên chủ nghĩa Mác - Lênin không phải là nguồn gốc, không có vai trò đối với sự hình thành, phát triển tư tưởng của Hồ Chí Minh. Nếu chủ nghĩa Mác - Lênin có nội dung phong phú, thì không vì thế mà nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh cũng phải đa dạng. Theo đó, những người này nêu ý kiến: tư tưởng Hồ Chí Minh có nội dung nghèo nàn, chỉ thuần tuý giải quyết vấn đề dân tộc.
Thực tế lịch sử đã chứng minh, sau nhiều năm
bôn ba tìm đường cứu nước, tháng 7 năm 1920, Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa
Mác - Lênin. Theo Hồ Chí Minh: Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng
chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin.
Người còn chỉ rõ vai trò to lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với cách
mạng nói chung, đối với tư tưởng của mỗi
người cách mạng Việt Nam nói riêng: Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những
người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ,
không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta
đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã đem lại
cho Hồ Chí Minh thế giới quan và phương pháp luận khoa học, chỉ đạo hoạt động
thực tiễn của Người. Đứng vững trên nền tảng thế giới quan, phương pháp luận
Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã xem xét, đánh giá các hiện tượng lịch sử, những giá
trị truyền thống của dân tộc, các học thuyết trong xã hội … một cách đúng đắn;
trên cơ sở đó, lọc bỏ các yếu tố lỗi thời, lạc hậu, tiếp thu và chuyển hoá
những nhân tố tiến bộ, cách mạng để từng bước phát triển và hoàn thiện hệ thống
tư tưởng của mình.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là nhân tố có ảnh hưởng
quyết định đến bản chất giai cấp của tư tưởng Hồ Chí Minh. Để hình thành, phát
triển tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa tư tưởng chính trị,
xã hội, quân sự… của nhân loại. Song, trước khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin,
hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, Hồ Chí Minh là một người yêu nước nồng nàn,
chưa phải là một người cộng sản. Nhờ tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin gắn liền
với việc tích cực hoạt động trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Hồ
Chí Minh trở thành người cộng sản, trở thành người yêu nước theo lập trường vô
sản. Tư tưởng Hồ Chí Minh, do đó thuộc về hệ tư tưởng Mác-Lênin, hệ tư tưởng
của giai cấp vô sản.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là nhân tố có
ảnh hưởng sâu sắc đến nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh. Nội dung những nguyên
lý, những quy luật của lý luận Mác - Lênin nói chung, nhất là những quan điểm
cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin về lý luận nhận thức, hình thái kinh tế - xã hội, cách mạng giải
phóng dân tộc, cách mạng xã hội chủ nghĩa, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế,
sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, về đạo đức, nhân
văn, văn hoá, quân sự, … mà Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, tiếp thu chính là cơ sở
quan trọng nhất để Hồ Chí Minh từng bước xây dựng, phát triển tư tưởng của
mình. Nói cách khác, chủ nghĩa Mác - Lênin chính là nền tảng của tư tưởng Hồ
Chí Minh, những nội dung phong phú của chủ nghĩa Mác - Lênin đã ảnh hưởng to
lớn, sâu sắc đến nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh
không phải là chủ nghĩa dân tộc thuần tuý./.
Hải Xồm-H3
0 nhận xét:
Đăng nhận xét