Hiện
nay, các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng internet, các trang mạng xã hội
để đăng tải thông tin xấu, độc, bịa đặt, sai sự thật, bóp méo, xuyên tạc, chống
phá chế độ. Điều này đã tác động tiêu cực đến tình hình tư tưởng, dư luận xã hội,
làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân giảm sút lòng tin vào sự lãnh
đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước; vào chế độ và con đường đi lên
Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Ngày 19/11/1997, Việt Nam chính thức kết nối với
Internet toàn cầu, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử của ngành thông
tin, truyền thông Việt Nam. Theo báo cáo thống kê của vnetwork.vn vào
tháng 1/2020, tại Việt Nam có khoảng 70% dân số (68,17 triệu người) đang sử dụng
dịch vụ, trong đó có khoảng 65 triệu người dùng mạng xã hội, chiếm 67% dân số;
đồng thời có tới hơn 145,8 triệu kết nối mạng dữ liệu di động, tương đương với
khoảng 150% trên tổng dân số Việt Nam đang có. Internet và mạng xã hội đã góp
phần quan trọng trong xây dựng, phát triển đất nước; trở thành công cụ rất quen
thuộc và là “một phần tất yếu” của các tầng lớp xã hội. Người dân tự do chia sẻ,
bày tỏ thông tin, quan điểm cá nhân thông qua internet, mạng xã hội; nhiều cơ
quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương sử dụng Internet, mạng xã hội để làm
việc, giải quyết các thủ tục hành chính. Tuy nhiên hiện nay, các thế lực thù địch
đang triệt để lợi dụng internet, các trang mạng xã hội để đăng tải thông tin xấu,
độc, bịa đặt, xuyên tạc, chống phá chế độ. Điều này đã tác động tiêu cực đến
tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên và
nhân dân giảm sút lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của
Nhà nước; vào chế độ và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Với sự
phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc lợi dụng công nghệ
thông tin, mạng xã hội để chống phá cách mạng Việt Nam ngày càng trở nên tinh
vi, phức tạp với mức độ nguy hiểm khó lường. Thủ đoạn phổ biến của các thế lực
phản động là sử dụng các trang Web, Blog, Facebook, kênh YouTube để đăng tải,
phát tán các thông tin xấu độc, các quan điểm sai trái, thù địch. Những thông
tin này rất đa dạng về nội dung như: kinh tế, chính trị, văn hóa, tôn giáo, đời
sống xã hội. Khi có một sự kiện nào đó xảy ra được dư luận quan tâm, bọn chúng
sẽ xuyên tạc, bóp méo sự thật, cắt xén thông tin, dựng chuyện, ngụy tạo bằng chứng,
làm lẫn lộn đúng - sai, thật - giả để vu cáo, chống phá Đảng và Nhà nước. Chúng
xuyên tạc về công tác cán bộ của Đảng ta là không dân chủ, thiếu minh bạch; việc
quy hoạch, sắp xếp cán bộ là để “Thanh trừng bè phái”, “Đấu đá nội bộ”, làm
lung lạc niềm tin của nhân dân đối với hoạt động bầu cử trước thềm Đại hội Đảng.
Các thế lực thù địch triệt để tận dụng các ứng dụng Whats App, Fire Chat và các
biện pháp công nghệ thông tin hiện đại để vượt qua các biện pháp truy quét của
lực lượng an ninh mạng. Mục đích của chúng là làm suy giảm vai trò và uy tín của
Đảng, làm cho quần chúng nhân dân hoài nghi, dao động, đi đến mất niềm tin vào
khả năng lãnh đạo của Đảng trong xây dựng kinh tế, phát triển đất nước, làm suy
yếu sức mạnh của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Những luận điệu đó đến lúc họ phải trả giá cho sự ngông
cuồng, loạn ngôn của mình và tiêu biể có đó tiêu biểu là Lê Thị Bình
(sinh năm 1976; trú tại phường An Thới, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ), cụ
thể ngày 22/12/2020, Công an quận Bình Thủy (TP Cần Thơ) đã khởi tố vụ án, khởi
tố bị can, bắt tạm giam Lê Thị Bình (SN 1976, ngụ quận Bình Thủy) điều tra về
hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Theo một số cán bộ và người dân sống tại
hẻm 367 Trần Quang Diệu, bà Bình và ông Thể là những người có thời gian dài thường
xuyên phát trực tiếp trên mạng xã hội thể hiện sự đối nghịch lại quan điểm của
Đảng, Nhà nước.
Ngày
22/4, Tòa án nhân dân quận Bình Thủy (thành phố Cần Thơ) xét xử sơ thẩm và đã
tuyên phạt Lê Thị Bình (sinh năm 1976; trú tại phường An Thới, quận Bình Thủy,
thành phố Cần Thơ) 2 năm tù về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm
phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân"
được quy định tại Điều 331 - Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017). Có thể nói quan điểm của Đảng và Nhà Nước ta đã cho những con
người vì một phút mù quáng trên thấy được sự nhân văn của Đảng và
Nhà Nước ta./.
NMĐ-H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét