Ngày
25/5/2021, trên trang fanpage của tổ chức khủng bố "Việt tân" xuất hiện
bài viết có tựa đề "BẦU CỬ LÀ QUYỀN, KHÔNG PHẢI NGHĨA VỤ HAY TRÁCH NHIỆM!"
với nội dung cho rằng việc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm
kỳ 2021 - 2026 là quyền của công dân mà không phải là nghĩa vụ hay trách nhiệm.
Bài viết này được trích dẫn từ trang cá nhân Facebook “Nguyễn Hoàng Vi”; để hiểu
rõ về bản chất của Facebook “Nguyễn Hoàng Vi” mời bạn đọc tham khảo nội dung
link:
Sau
thất bại thảm hại của “phong trào tự ứng cử” và trò chơi ảo “bỏ phiếu online”,
tổ chức khủng bố "Việt tân" và các "nhà dân chủ" trong mạng
lưới chống phá Đảng, Nhà nước lại cuống cuồng “vớt vát” tình thế bằng chiêu trò
vận động “tẩy chay bầu cử”. Để góp phần “cứu vãn” thực tế thất bại bẽ bàng của
“đồng bọn”, Facebook "Nguyễn Hoàng Vi" đã “trình làng” trên trang “Việt
tân” bài viết bày tỏ sự thiếu hiểu biết của mình về quyền và nghĩa vụ bầu cử của
công dân. Tuy tỏ ra là người “am hiểu pháp luật”, Facebook "Nguyễn Hoàng
Vi" lại cho rằng bầu cử là “quyền” chứ không phải là “nghĩa vụ” của công
dân; trong Hiến pháp hay Luật Bầu cử không hề tồn tại khái niệm “nghĩa vụ bầu cử”,
để rồi kết luận rằng đã là quyền thì công dân có thể thực thi nhưng cũng có thể
từ chối không thực thi. Thực chất những luận điệu xuyên tạc của Facebook “Nguyễn
Hoàng Vi” chỉ nhằm tạo nên nhận thức lệch lạc, từ đó kích động, kêu gọi người
dân không đi bầu cử, “tẩy chay”, phá hoại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại
biểu Hội đồng nhân dân các cấp sắp tới mà thôi.
Hãy
nhớ rằng “Quyền bầu cử” là quyền cơ bản của công dân một nước có độc lập, chủ
quyền, được hiến định và bảo vệ, thực thi bằng pháp luật và được quy định tại
điều 27, Hiến pháp năm 2013: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử
và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng Nhân
dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”. Điều này phù hợp với quy định
của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị: “Mọi công dân… có quyền
bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu
phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín, nhằm đảm bảo cho cử tri được tự do bày tỏ ý
nguyện của mình”. Tuy nhiên, thực tế chứng minh quyền bầu cử - quyền lợi cơ bản
nhất của công dân không phải từ trên trời sa xuống, tự dưng mà có. Nó là kết quả
đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh của các quốc gia, dân tộc. Ở nước ta,
lịch sử đã ghi nhận, dưới ách thống trị của thực dân Pháp, những quyền cơ bản
nhất của con người mà người dân Việt Nam xứng đáng có được đã bị tước đoạt, chà
đạp. Với sự giác ngộ, dẫn đường của Đảng, nhân dân Việt Nam đã nhận thức rõ quyền
con người và quyền công dân không thể có được nếu dân tộc không có được độc lập
và tự do. Vì vậy, chấp nhận những hy sinh, mất mát to lớn ấy, cả dân tộc đã một
lòng theo Đảng đấu tranh kiên cường, bất khuất, để quyết tâm giành lại được
giang sơn gấm vóc, giành lại độc lập, tự do.
Ngày
02 tháng 9 năm 1945 chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc
lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Kể từ giờ
phút thiêng liêng đó, người dân Việt Nam chính thức được
hưởng đầy đủ các quyền công dân của một nước độc lập. Sau
cả một thời kỳ lịch sử, nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo sáng
suốt của Đảng kiên trì đấu tranh, bảo vệ vững chắc nền độc
lập của dân tộc - bảo vệ quyền công dân của mỗi người Việt
Nam. Những dòng lịch sử ấy nhắc nhở sâu sắc mỗi người dân
Việt Nam: Quyền bầu cử - quyền cơ bản nhất của công dân Việt
Nam có được là do xương máu hy sinh trong các cuộc đấu tranh giải
phóng và bảo vệ Tổ quốc, của các thế hệ công dân Việt Nam,
dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bởi vậy, đi bầu cử không chỉ là
quyền lợi của mỗi công dân, mà cao hơn nữa còn là sự thừa
hưởng và nối tiếp, giữ gìn thành quả cách mạng của dân tộc.
Một công dân thực sự của nước Việt Nam không thể có thái
độ thờ ơ, từ chối không thực thi quyền lợi thiêng liêng đó!
Bên
cạnh việc nhận thức đúng về “quyền”, mỗi công dân Việt Nam
phải nhận thức đúng về “nghĩa vụ” đối với đất nước. Bởi
với mỗi con người, trong mọi hoạt động xã hội lợi ích, hưởng
thụ bao giờ cũng đi liền với lao động, cống hiến. Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định:
“Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân”. Điều đó có
nghĩa, công dân có “quyền” bầu cử, đồng thời phải thực hiện
“nghĩa vụ” bầu cử. Hiển nhiên, điều hiến định đó mỗi người
Việt Nam ai cũng hiểu, cũng thực hiện đúng. Chỉ những kẻ cơ
hội chính trị hoặc quá “thiểu năng” như Facebook "Nguyễn
Hoàng Vi" và bè lũ “dân chủ" - những kẻ hạn chế về
năng lực nhận thức, hoặc vì những mục đích đen tối đã cố
tình hiểu sai điều đó.
Càng
gần đến ngày bầu cử, tổ chức khủng bố "Việt tân",
số đối tượng cơ hội chính trị như Facebook "Nguyễn Hoàng
Vi" càng “điên cuồng” chống phá đất nước với nhiều thủ
đoạn thâm độc hòng phá hoại công cuộc bầu cử cũng như phủ
nhận quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người dân. Chính
vì thế mọi người dân cần hiểu đúng về quyền, nghĩa vụ cũng
như trách nhiệm công dân trong việc bầu cử Đại biểu Quốc hội
và HĐND; hãy sáng suốt, bản lĩnh lựa chọn những người thật sự có tài,
có đức đại diện cho quyền lợi của người dân thông qua lá phiếu của
mình, đó chính là thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân; không tin, nghe và
làm theo những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực
thù địch và số cơ hội chính trị như Facebook “Nguyễn Hoàng Vi”; đồng thời phản
bác, đấu tranh vạch mặt đối với các các âm mưu, ý đồ chống phá, góp
phần vào thành công của bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và
HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 - Ngày Hội của non sông đất nước./.
HĐQ-H4
0 nhận xét:
Đăng nhận xét