Thực hiện “phi
chính trị hóa” quân đội ta là âm mưu cơ bản, xuyên suốt của các thể lực thù địch
trong quá trình chống phá cách mạng Việt Nam nói chung, chống phá quân đội ta
nói riêng. Tuy nhiên, để thực hiện âm mưu cơ bản, xuyên suốt đó, trong mỗi thời
kỳ, điều kiện lịch sử cụ thể, chúng sẽ triển khai các phương thức, thủ đoạn chống
phá khác nhau.
Đấu tranh
phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội bao gồm nhiều hình
thức, biện pháp phong phú, đa dạng. Việc thực hiện mục tiêu, nội dung đấu tranh
đạt kết quả như thế nào còn tùy thuộc vào việc xác định những hình thức, biện
pháp đấu tranh như thế nào cho phù hợp. Thực tiễn cho thấy nếu xác định đúng mục
tiêu, nội dung đấu tranh nhưng không có những hình thức, biện pháp đấu tranh
phù hợp thì cũng không thể đem lại kết quả như mong muốn.
Vì vậy, cần căn
cứ vào điều kiện cụ thể theo mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, lực lượng, cơ sở vật
chất bảo đảm cho hoạt động đấu tranh mà xác định, lựa chọn những hình thức, biện
pháp đấu tranh cho phù hợp nhằm đem lại chất lượng, hiệu quả cao trong đấu
tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội ta của các thế
lực thù địch. Mặt khác, mục đích, yêu cầu, chủ thể, lực lượng, nội dung đấu
tranh phòng, chống “phi chính trị hóa” quân đội không hoàn toàn giống nhau, đòi
hỏi phải xác định rõ hình thức, biện pháp đấu tranh phù hợp với mỗi hoạt động đấu
tranh phòng, chống “phi chính trị hóa” quân đội. Có những hình thức, biện pháp
đấu tranh phòng, chống chung cho cả hai hoạt động đấu tranh phòng “phi chính trị
hóa” quân đội và đấu tranh chống “phi chính trị hóa” quân đội. Có những hình thức,
biện pháp chỉ phù hợp với những nội dung đấu tranh phòng “phi chính trị hóa”
quân đội và có những hình thức, biện pháp chỉ phù hợp với những nội dung đấu
tranh chống “phi chính trị hóa” quân đội.
Theo đó, hoạt động
đấu tranh hòng, chống âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội ta của các
thế lực thù địch hiện nay cần tập trung vào một số hình thức, biện pháp chủ yếu
như: thông qua hoạt động giáo dục, tuyên truyền; thông qua hoạt động tự giáo dục,
tự bồi dưỡng; thông qua thực tiễn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của quân đội...
để giáo dục, tuyên truyền, bổi dưỡng, rèn luyện những nội dung trong đấu tranh
ngăn chặn, phòng ngừa âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội và những nội
dung trong xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị.
Hoạt động giáo
dục, tuyên truyền và tự giáo dục, tự bổi dưỡng trong đấu tranh phòng “phi chính
trị hóa” quân đội, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị cũng như hoạt động
đấu tranh chống “phi chính trị hóa” quân đội được thể hiện ở các hình thức, biện
pháp cụ thể của hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội như:
giáo dục chính trị, thông báo thời sự, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt chính trị,
tổ chức diễn đàn, tổ chức xem băng hình, xem phim tài liệu do trên cung cấp cho
đơn vị, đọc báo, xem truyền hình, nghe đài...
Thông qua giáo
dục, tuyên truyền theo những hình thức, biện pháp đa dạng, phong phú của hoạt động
công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội sẽ góp phần làm cho mỗi cán bộ,
chiến sĩ hiểu rõ tính cấp thiết, tầm quan trọng, ý nghĩa của đấu tranh phòng,
chống “phi chính trị hóa” quân đội. Đồng thời, giúp cho mỗi cán bộ, chiến sĩ nắm
được những yếu tố tác động, mục đích, đối tượng, yêu cầu, nội dung, hình thức,
biện pháp của hoạt động đấu tranh phòng, chống “phi chính trị hóa” quân đội, nhất
là nắm được âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội và những tác hại của
chúng đổi với cán bộ, chiến sĩ để chủ động, tích cực phòng, chống có hiệu quả.
Đối với lực lượng
tham gia đấu tranh phòng, chống “phi chính trị hóa” quân đội trên lĩnh vực tư
tưởng, lý luận thông qua những hình thức, biện pháp phù hợp như: tổ chức triển
khai nghiên cứu các công trình, chương trình, đề tài các cấp; tổ chức triển
khai các cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học, sinh hoạt học thuật, tổ chức triên
khai viết các bài báo trực tiếp đấu tranh phản bác đăng tải trên các báo, tạp
chí, các chương trình phát thanh, truyền hình, trên mạng Internet, viết sách chuyên
khảo, tham khảo, hỏi đáp về đấu tranh phòng, chống “phi chính trị hóa” quân đội.
Cần đặc biệt
quan tâm đến hình thức, biện pháp đấu tranh trực diện trên các phương tiện
thông tin đại chúng. Thông qua hình thức, biện pháp đấu tranh trực điện để khẳng
định những quan điểm chính diện và phê phán những quan điểm phản diện xung
quanh vấn để xây dựng quân đội về chính trị và đấu tranh phòng, chống “phi
chính trị hóa” quân đội.
N.T.K.T - H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét