Tự
do ngôn luận, tự do báo chí luôn là vấn đề nóng bỏng mang tính toàn cầu, đây
không chỉ là sự quan tâm của chính quyền ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ mà còn
là một đòi hỏi cơ bản về quyền con người; là nhu cầu tinh thần trao đổi thông
tin trong quá trình tồn tại, phát triển của mỗi cộng đồng quốc gia, dân tộc nhất
là trong thời đại phát triển công nghệ thông tin hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng
là vấn đề mà các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị thường lợi dụng
để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ.
Cứ
thành một thói quen, vào dịp kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6),
trên nhiều trang mạng trong và ngoài nước cũng như một số phương tiện truyền
thông quốc tế đã có những đánh giá sai lệch, xuyên tạc thực tế tự do ngôn luận,
tự do báo chí ở Việt Nam.
Sự
thật đằng sau chiêu trò lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí
Các
thế lực thù địch, cơ hội chính trị, bất mãn trong và ngoài nước lấy danh nghĩa
“dân chủ, nhân quyền” ra sức nguỵ biện để đổi trắng thay đen, nói không thành
có, có thành không về thực tế tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam hiện
nay. Đồng thời, họ triệt để lợi dụng sự đánh giá không khách quan, trung thực,
thiếu thiện chí của một số hãng thông tấn, báo chí nước ngoài về tình hình tự
do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam để vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân
quyền nhằm hạ thấp vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
Để
đạt được mục đích, họ thành lập một số tổ chức nhân danh báo chí như: “Phóng
viên không biên giới”, “The project 88”… để đấu tranh cho cái gọi là “tù nhân
lương tâm”, “tù nhân chính trị”, đưa ra bảng xếp hạng sai lệch về tự do báo chí
ở Việt Nam và một số quốc gia, vu khống Việt Nam bóp nghẹt tự do ngôn luận, tự
do báo chí. Gây sức ép đòi thả tự do cho các đối tượng bị cơ quan chức năng bắt
giữ do vi phạm pháp luật Việt Nam như: Trần Thị Tuyết Diệu, Phạm Chí Dũng, Nguyễn
Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, Phạm Đoan Trang, Lê Trọng Hùng, Trần Quốc Khánh,
Trương Châu Hữu Danh, Nguyễn Thanh Nhã, Đoàn Kiên Giang, Nguyễn Phước Trung Bảo…
Sâu xa hơn là lợi dụng danh nghĩa đấu tranh “tự do báo chí” để tập hợp lực lượng,
hình thành các tổ chức chống đối lật đổ chính quyền.
Cần
khẳng định Việt Nam là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, chúng
ta tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Điều 19, Tuyên ngôn quốc tế về nhân
quyền: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và biểu đạt; bao gồm tự do giữ ý
kiến mà không bị can thiệp, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận và truyền bá
thông tin và tư tưởng bằng bất cứ phương tiện truyền thông nào và không giới hạn
về biên giới”.
Tuyên
ngôn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa nhân văn cao cả, luôn được Nhà nước Việt
Nam tuân thủ, kế thừa, phát triển phù hợp trong từng điều kiện hoàn cảnh. Ngược
dòng lịch sử, ngày 9/11/1946, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp gồm 7 chương, 70
điều, trong đó, quyền tự do ngôn luận được hiến định ở Điều thứ 10: “Công dân
Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự
do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”.
Kế
thừa quy định về quyền tự do ngôn luận từ bản Hiến pháp đầu tiên, các văn kiện
của Đảng, các bản Hiến pháp các năm 1959, 1980, 1992 và 2013 đều khẳng định và
hiện thực hóa quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân. Điều 25 Hiến
pháp năm 2013 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật
quy định”.
Để
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ngày càng được bảo đảm, thực thi trong thực
tế đời sống, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Tiếp cận thông tin và Luật Báo
chí sửa đổi năm 2016. Trong đó, Điều 3 Luật Tiếp cận thông tin quy định: “Mọi
công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp
cận thông tin; thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ; việc cung cấp
thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; Nhà nước tạo điều
kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo,
miền núi, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp
cận thông tin”. Điều 10 của luật này cũng quy định công dân có quyền tự do tiếp
cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai, đồng thời được yêu cầu cơ quan
nhà nước cung cấp thông tin.
Như
vậy, từ khi Nhà nước ta ra đời đến nay, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí
luôn được tôn trọng, bảo đảm và ngày càng được thực thi trong cuộc sống, tạo điều
kiện cho công dân được nói lên tiếng nói của mình, đóng góp tài năng, trí tuệ
công sức của mình vào công cuộc dựng nước và giữ nước. Đồng thời với việc bảo vệ,
tôn trọng, bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là thể hiện sự nghiêm
minh của pháp luật; không để các tổ chức, cá nhân lợi dụng để thực hiện sự tự
do vượt quá luật định, với những mưu lợi bất chính, đi ngược lại giá trị của
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
Những
con số thể hiện giá trị đích thực
Đến
hết năm 2020, Việt Nam có 41.000 nhân sự đang tham gia hoạt động, 779 cơ quan
báo chí (trong đó có 142 báo, 612 tạp chí, 25 cơ quan báo chí điện tử), 72 cơ
quan được cấp phép hoạt động phát thanh truyền hình với tổng số 87 kênh phát
thanh và 193 kênh truyền. Việt Nam còn được ghi nhận là một trong những nước có
tốc độ tăng trưởng và sử dụng Internet cao nhất trên thế giới. Công nghệ thông
tin và mạng xã hội đã và đang được sử dụng rộng rãi trong đời sống, sinh hoạt ở
Việt Nam.
Theo
báo cáo "Thị trường ứng dụng di động 2021" do Appota phát hành, Việt
Nam có khoảng 70% dân số sử dụng điện thoại di động, trong đó có 64% các thuê
bao đã kết nối 3G và 4G. Tỷ lệ dân số sử dụng Internet cũng chiếm 70%, lượng
người dùng sử dụng Internet qua thiết bị di động chiếm khoảng 95% và trung bình
họ có 3 giờ 18 phút để sử dụng Internet qua di động. Đây là con số khá ấn tượng,
chứng minh smartphone đang được ưu tiên làm thiết bị kết nối chính nhờ sự tiện
lợi và phổ biến.
Số
người dùng Facebook tại Việt Nam (năm 2020) có 69.280.000 người, chiếm 70,1%
dân số. Chất lượng truy cập Internet Việt Nam cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn, một số
thông số cao hơn số liệu công bố bởi các hệ thống quốc tế. Điều này phản ánh nỗ
lực của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam phục vụ nhu cầu
sử dụng Internet. Sóng của những hãng thông tấn, báo chí lớn như CNN, BBC, TV5,
NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg… đều được tiếp cận dễ dàng tại Việt
Nam.
Những
minh chứng trên cho thấy, không thể phủ nhận những thành thành tựu to lớn, vững
chắc đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam và sự chủ động thực
hiện nghiêm túc, hiệu quả các cam kết quốc tế nhằm bảo đảm quyền tự do ngôn luận,
tự do báo chí mà Việt Nam tham gia. Hãy để người dân Việt Nam tự chấm điểm về
thực tế việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của mình, vì không
ai khác, chính mỗi công dân Việt là người trong cuộc, rõ hơn hết việc thực hiện
quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ đó đến đâu.
Như
vậy, cả về lý luận, pháp lý và thực tế cho thấy: pháp luật Việt Nam đã tương
thích với luật quốc tế về quyền con người; tôn trọng và bảo đảm quyền con người
nói chung, quyền tự do ngôn luận, báo chí nói riêng. Quyền và nghĩa vụ công dân
trong thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí không chỉ thống nhất, mà còn là
điều kiện, tiền đề cho nhau. Công dân muốn được hưởng đầy đủ các quyền tự
do ngôn luận, báo chí thì phải có nghĩa vụ thực hiện các quy định của
pháp luật nhằm bảo vệ chế độ xã hội, Nhà nước, các quyền và lợi ích của người khác.
Ngược lại, các quyền này có thể bị hạn chế hoặc tước bỏ nếu có hành vi vi phạm
pháp luật./.
TXH-BC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét