Như chúng ta đã biết, các thế lực thù địch đã lợi dụng triệt để sự tiện lợi, đắc dụng của các mạng xã hội, với mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước nhằm xóa bỏ chế độ ta, các thế lực thù địch, phản động đã và đang đẩy mạnh tài trợ, hậu thuẫn cho các phần tử cơ hội chính trị sử dụng mạng xã hội để xuyên tạc, tuyên truyền chống chế độ, đòi "tự do, dân chủ, nhân quyền". Ta có thể dễ dàng nhận thấy, trên các trang mạng xã hội hiện nay, đặc biệt là Facebook, Zalo, đầy rẫy những thông tin bóp méo, đả kích, châm biếm đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, thậm chí chúng còn tung thông tin hỏa mù về công tác cán bộ ở các cấp, đặc biệt là cấp cao, gây hoài nghi trong nhân dân. Mục đích cuối cùng của chúng là thông qua mạng xã hội để chia rẽ lòng dân, ý Đảng, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Trước những thông tin xấu, độc này, không ít những người sử dụng mạng xã hội, trong đó có cả những người trẻ, do tư tưởng không vững vàng đã thay đổi quan điểm, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" tư tưởng. Một số người thậm chí đã công khai bộc lộ quan điểm sai trái, phụ họa với luận điểm phản động của các thế lực thù địch.
Trước
tình hình trên, các cơ quan chức năng cần thường xuyên làm tốt công tác tuyên
truyền, để người dùng mạng xã hội hiểu về những lợi ích cũng như mặt trái của
mạng xã hội, qua đó, cảnh giác trước những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực
thù địch, không để bản thân bị lợi dụng, lôi kéo vào các hoạt động chống phá Đảng,
Nhà nước.
Đồng
thời, xây dựng lối ứng xử văn minh trên mạng, không chạy theo và cổ súy cho những
xu hướng lệch chuẩn, đi ngược lại truyền thống đạo lý và thuần phong mỹ tục của
dân tộc. Một khi đã nhận diện những thông tin xấu, độc trên mạng, bản thân người
dùng mạng xã hội sẽ tự ý thức được việc không tham gia bình luận (comment),
không chia sẻ những thông tin đó cho người khác. Cũng cần làm tốt hơn nữa vai
trò kết nối, hội tụ sức mạnh của các tổ chức, đoàn thể nhằm tập hợp, định hướng
giới trẻ, đập tan âm mưu của các thế lực thù địch và phản động lợi dụng tâm lý
thích khám phá cái mới, sự non nớt, bồng bột, thiếu kinh nghiệm của giới trẻ để
lôi kéo, chuyển hóa…
Về
phía người dùng mạng xã hội, cần biết "gạn đục khơi trong", nhận
rõ tính hai mặt của mạng xã hội, nhất là mặt tiêu cực, tránh tình trạng vô
tình tiếp tay cho các hoạt động chống phá, thậm chí có các hành vi tiêu cực, phản
cảm, thiếu văn hóa trên mạng xã hội. Muốn tránh được những suy nghĩ và việc
làm sai trái do tác động tiêu cực của mạng xã hội, đòi hỏi người sử dụng phải
có kiến thức toàn diện, hiểu biết thực tiễn chính trị xã hội trong nước và thế
giới, biết chia sẻ, làm chủ bản thân, biết kiềm chế trong mọi tình huống mà mạng
xã hội mang đến. Với cán bộ, chiến sĩ trong các lực lượng vũ trang, cần lưu
ý, không được sử dụng mạng xã hội với tư cách người phục vụ trong đơn vị bộ
đội hoặc công an, không đăng tải, phát tán thông tin về hoạt động của đơn vị,
cơ quan, không được để lộ, lọt thông tin bí mật quân sự, bí mật Nhà nước và bí
mật nội bộ. Trong các trường hợp bị xâm hại, chẳng hạn như bị kẻ xấu đánh cắp mật
khẩu, chiếm quyền quản trị của tài khoản, cần tự rút sớm khỏi mạng, đồng thời
thông báo đến các cơ quan chức năng kịp thời xử lý.
Tóm
lại, khuyến cáo chung đối với những người sử dụng mạng xã hội hiện nay vẫn
là tự nâng cao cảnh giác, tự phòng ngừa. Để giảm thiểu thiệt hại cho bản thân
và giúp cơ quan chức năng ngăn chặn các hành vi lợi dụng mạng xã hội để vi
phạm pháp luật, người sử dụng mạng xã hội cần phải "thông thái", tự
xây dựng bản lĩnh, sức "đề kháng" đủ mạnh cho mình, có thể tự bảo vệ
trước những thông tin xấu, độc./.
NMĐ-H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét