Tính chất đối lập, mâu thuẫn trong đời sống ý thức xã hội được biểu hiện tập trung ở đấu tranh tư tưởng, lý luận chống lại các âm mưu “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng của các thế lực thù địch. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước và đất nước ta. Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và thích ứng với biến đổi khí hậu là yêu cầu cấp thiết, đồng thời là những thách thức rất lớn đối với nước ta trong thời gian tới”[1]. Từ đó cho thấy tính đặc thù, quy mô rộng lớn, tính chất rất nóng bỏng, quyết liệt, phức tạp, diễn ra thường xuyên, liên tục, lâu dài của đấu tranh tư tưởng, ý luận nhằm làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận; đồng thời khắc phục những tư tưởng, lý luận sai lầm, lạc hậu trong xã hội; bảo vệ, củng cố và phát triển nền tảng tư tưởng của xã hội; chính sách và pháp luật của Nhà nước; góp phần nâng cao nhận thức tư tưởng, lý luận cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Theo nghị quyết Đại hội XIII của
Đảng, ý thức xã hội ở nước ta hiện nay biểu thị sự không thuần nhất vì sự tồn
tại đan xen, pha tạp nhiều bộ phận đối lập nhau ở tất cả các mặt kinh tế, xã
hội và tư tưởng giữa ý thức xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa và ý thức
xã hội phi xã hội chủ nghĩa ở cả cấp độ tâm lý xã hội và hệ tư tưởng. Mặt khác,
ý thức xã hội ở nước ta hiện nay tiếp tục có sự biến động mạnh với nhiều xu
hướng tiềm ẩn và sự chuyển hoá phức tạp của mỗi tư tưởng, của cả hệ thống và ở
những khuynh hướng khác nhau trong lựa chọn giá trị, hệ giá trị xã hội và cá
nhân do tác động từ các nhân tố cả khách quan và chủ quan, đặc biệt là từ tác
động mặt trái đời sống kinh tế - xã hội, cách mạng công nghiệp 4.0 và sự chống
phá của các thế lực thù địch. Từ đó, vấn đề nhận thức, tác động để tạo ra sự
đồng thuận về tư tưởng theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy nhanh quá
trình cải tạo tư tưởng lạc hậu, phát triển tư tưởng tiến bộ luôn đặt ra cho
toàn Đảng, toàn dân ta những nhiệm vụ hết sức nặng nề.
Để góp phần củng cố, xây dựng ý
thức xã hội chủ nghĩa trong quân đội hiện nay người cán bộ, giảng viên cần:
Một là, trong quá trình nghiên cứu,
giảng dạy, vận dụng văn kiện Đại hội XIII vào làm rõ đặc điểm ý thức xã hội cần
đứng vững trên thế giới quan khoa học, phương pháp luận cách mạng của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để đi vào làm rõ cơ sở kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội chi phối đặc điểm của ý thức xã hội ở Việt Nam hiện
nay. Thấy được mặt tiến bộ, tích cực, mặt phản tiến bộ, tiêu cực; chỉ ra bản
chất, khuynh hướng và có định hướng cho sự phát triển đúng đắn của ý thức xã
hội ở nước ta hiện nay. Trên có sở đó, không những khẳng định bản chất khoa học,
cách mạnh của triết học Mác - Lênin, mà còn khẳng định sự đúng đắn trong quan
điểm của Đảng ta về vấn đề ý thức xã hội trong văn kiện Đại hội XIII.
Hai là, tiếp tục quán triệt quan
điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về
công tác tư tưởng, lý luận trong quân đội. Tích cực tham gia nghiên cứu, luận
giải, khẳng định và tiếp tục đóng góp, bổ sung, phát triển nền tảng tư tưởng
của Đảng phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam; góp phần làm sáng tỏ những
nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
hiện nay, trong đó có lĩnh vực tinh thần, tư tưởng; góp phần cung cấp luận cứ
khoa học cho đề xuất chủ trương, giải pháp xây dựng đời sống tinh thần xã hội -
quân nhân trong sáng, lành mạnh, tích cực.
Ba là, cần thấy được tính chất phức
tạp của đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay trên lĩnh vực tinh thần, tư
tưởng, ý thức hệ. Từ đó, kiên quyết đấu tranh bảo vệ những nguyên lý nền tảng
và quan điểm của Đảng ta về ý thức xã hội được thể hiện tập trung trong văn
kiện Đại hội XIII. Mỗi cán bộ, giảng viên cần tăng cường tính đảng, tính giai
cấp, tính chiến đấu, tính tư tưởng trong mỗi công trình nghiên cứu, sản phẩm
khoa học, trong mỗi bài giảng để góp phần trực tiếp vào cuộc đấu tranh tư
tưởng, lý luận đó. Đồng thời, thông qua thực hiện chức trách, nhiệm vụ của
mình, mỗi cán bộ, giảng viên trực tiếp tham gia vào cải tạo tư tưởng, xây dựng
ý thứ hệ ngày càng vững chắc trong đời sống tinh thần xã hội, quân đội, đơn vị,
nhà trường.
Bốn là, mỗi cán bộ, giảng viên phải
thật sự trung thành với sự lãnh đạo của Đảng, mục tiêu chiến đấu, lợi ích dân
tộc; phải thật sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống. Cán bộ,
giảng viên phải có bản lĩnh chính trị vững vàng và năng lực ngang tầm trong đấu
tranh tư tưởng, lý luận; không những thiện chiến trong đấu tranh vũ trang, mà
còn giỏi trong đấu tranh tư tưởng, lý luận và phải là lực lượng tiên phong,
nòng cốt trong cuộc đấu tranh này hiện nay. Từ những yêu cầu đó, trước hết mỗi
người phải tự củng cố, phát triển về mọi mặt, đặc biệt mặt chính trị và tư
tưởng để “miễn dịch” với sự chống phá về tư tưởng của kẻ địch; tích cực nâng
tầm tư duy, trình độ trí tuệ, phương pháp, tác phong công tác... tích cực tham
gia đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị; đổi mới nâng cao chất lượng
các cơ quan chuyên ngành về công tác tư tưởng, lý luận trong quân đội gắn với
đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu
hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
N.T.L - H2
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, tập I, Nxb CTQGST,
H. 2021, tr.108.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét