Hội
nhập quốc tế là quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ với
nhau thông qua việc tham gia các tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động hợp tác
quốc tế vì mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đó và nhằm tạo
thành sức mạnh tổng hợp để giải quyết những vấn đề chung mà các bên cùng quan
tâm. Về bản chất, hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp
tác quốc tế nhằm đạt được một mục tiêu hoặc lợi ích chung nào đó. Sau khi thống
nhất đất nước, qua các kỳ đại hội Đảng, vấn đề hội nhập quốc tế ngày càng được
chú trọng, giúp đất nước tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế,
xã hội; đồng thời, thể hiện trách nhiệm quốc tế, nâng cao vị thế và tiềm lực của
đất nước, dân tộc ta trên thế giới. Hiện nay, quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng,
đa phương hóa, đa dạng hóa diễn ra trên nhiều lĩnh vực cùng với sự bùng nổ của
khoa học - công nghệ, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế số, kinh tế tri thức,
điển hình là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang là cơ hội, là thời
cơ để nước ta đón bắt, tranh thủ tận dụng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Bên
cạnh đó, hội nhập quốc tế là một quá trình gắn kết chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội đầy phức tạp giữa các quốc gia, giữa các khu vực; vì vậy, những thuận lợi,
thời cơ và những khó khăn, thách thức luôn đan xen nhau trong từng bối cảnh lịch
sử của thế giới, trong đó có cả những tác động bất lợi đến công tác xây dựng,
chỉnh đốn Đảng, đến đội ngũ cán bộ, đảng viên. Những năm gần đây, đại dịch
COVID-19 diễn biến rất phức tạp trên phạm vi toàn cầu, chưa từng có tiền lệ;
kinh tế thế giới suy thoái cùng với xu hướng tập hợp, liên kết giữa một số quốc
gia để gia tăng cạnh tranh địa chính trị, bảo vệ lợi ích quốc gia cùng với các
thách thức an ninh phi truyền thống khác nổi lên gay gắt, trong đó có vấn đề an
ninh nguồn nước, thiên tai, lũ lụt đã và đang ảnh hưởng đến tình hình kinh tế,
chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia, khu vực và toàn cầu, Việt Nam cũng không là
ngoại lệ.
Trong
bối cảnh đó, các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị không ngừng lợi
dụng điều kiện, bối cảnh hội nhập quốc tế để ráo riết thực hiện chiến lược “diễn
biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam, lợi dụng tối đa các phương tiện
truyền thông hiện đại để truyền bá các luận điệu xuyên tạc, thù địch, đòi phủ
nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những thành tựu cách mạng,
thành quả phát triển đất nước và các chủ trương, đường lối lãnh đạo, quản lý
đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Chúng lan truyền các thông tin sai sự thật,
gieo rắc hoài nghi, mưu toan kích động chính trị, chia rẽ làm mất đoàn kết nội
bộ; truyền bá, thúc đẩy các hình thức “xã hội dân chủ” kiểu phương Tây, đồng thời
xoáy sâu hơn vào những mặt trái của nền kinh tế thị trường; đẩy mạnh móc nối,
mua chuộc, lôi kéo những cán bộ, đảng viên không vững vàng về tư tưởng, lập trường,
bản lĩnh chính trị, thoái hóa, biến chất, bất mãn, cơ hội chính trị. Bối cảnh
tình hình thế giới và khu vực như vậy đã và đang tác động đến tình hình chính
trị nội bộ trong nước, nhất là về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một
bộ phận không nhỏ đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Cùng
với đó, tình hình chính trị nội bộ trong những năm qua, nhất là đối với đội ngũ
cán bộ, đảng viên cũng có những diễn biến phức tạp, khó lường. Mặt trái của
toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đã góp phần làm gia tăng lối sống thực dụng, lệch
chuẩn, trái với thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII đã nhấn mạnh: “Tình trạng suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên
chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham
nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có
chức vụ trong bộ máy nhà nước..., sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí
rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế
lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân
tộc”. Hệ lụy là “làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm
và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa
sự tồn vong của Đảng và chế độ”.
Vì
vậy, với sứ mệnh bảo vệ sự tồn vong của Đảng, của chế độ, trong đó có bảo vệ đội
ngũ cán bộ, đảng viên, bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng của Đảng,
đáp ứng những đòi hỏi, yêu cầu của thực tiễn, các cấp ủy, tổ chức đảng cần nhận
thức sâu sắc hơn nữa về vị trí, ý nghĩa của công tác bảo vệ chính trị nội bộ,
nhất là trách nhiệm chăm lo, xây dựng phải đi cùng với việc bảo vệ đội ngũ cán
bộ, đảng viên trong tình hình hiện nay./.
LQT-H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét