Sinh
thời, Bác Hồ đặc biệt quan tâm và coi trọng công tác tự phê bình và phê bình,
vì nó là “vũ khí sắc bén” để đấu tranh phòng, chống “giặc nội xâm”, nhất là chống
chủ nghĩa cơ hội, xét lại, các tiêu cực, tệ nạn xã hội và tiến hành xây dựng,
chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh.
Trong
tác phẩm “Đường Kách mệnh” viết năm 1927, lần đầu tiên, Bác Hồ bàn về tư cách
người cách mạng với thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình, hàm chứa những
nội dung giáo dục chính trị - đạo đức và định hướng cách mạng rất sâu sắc. Bác
dạy rằng “nhân vô thập toàn”, nghĩa là ở đời, chẳng có ai là tuyệt đối tốt,
cũng chẳng có ai là hoàn toàn xấu mà ở mỗi người, có nhiều điểm tốt và cũng có
một số điểm chưa tốt, cần phải nhận thức đúng để có biện pháp khắc phục, trở
thành người tốt hơn. Bác yêu cầu cán bộ, đảng viên, chiến sĩ phải tự đánh giá,
hiểu đúng điểm mạnh, yếu của bản thân, từ đó biết “sửa lỗi của mình… có lòng
bày vẽ cho người”.
Nếu
tính từ tác phẩm đầu tiên là “Đường Kách mệnh” cho đến tác phẩm cuối cùng là bản
“Di chúc”, Bác đã công bố hơn 200 bài viết, bài nói về xây dựng Đảng và hơn 120
bài nói, bài viết khác có liên quan đến vấn đề tự phê bình và phê bình. Bác coi
tự phê bình và phê bình là phương pháp hữu hiệu để giữ vững khí tiết người cách
mạng, là phương pháp thể hiện phẩm chất người “đầy tớ trung thành” của nhân
dân.
Bác
quan niệm: “Phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của đồng chí mình. Tự
phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của mình. Tự phê bình và phê bình
phải đi đôi với nhau. Mục đích là cho mọi người học lẫn nhau và giúp nhau sửa
chữa khuyết điểm”. Vì vậy, tự phê bình phải đi đôi với phê bình. Hai mặt này phải
kết hợp chặt chẽ với nhau, không thể tách rời nhau; không nên thiên vị, khuyếch
đại một mặt nào. Trong mối quan hệ biện chứng này, tự phê bình được coi là tiền
đề, là cơ sở của phê bình. Bác nói: “Trước ta nói phê bình và tự phê bình, bây
giờ phải nói tự phê bình và phê bình. Nói như thế là chú trọng phê bình mình
trước, phê bình người sau”.
Bác
căn dặn: “Nói cái xấu phải nói cả cái tốt. Nếu chỉ chuyên nói cái xấu là lệch”.
Vì vậy, xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng, nhất là đánh giá con người phải đặc
biệt thận trọng, tuyệt đối không được dễ dãi. Mục đích của tự phê bình và phê
bình là để tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh hơn, mỗi người tốt hơn. Tự phê
bình và phê bình phải đúng mực, phải chỉ ra được mặt ưu điểm và cả mặt khuyết
điểm, các mặt ấy đều phải “có lý, có tình”, làm cho người ta “tâm phục, khẩu phục”,
thấy ưu điểm là đúng, vui vẻ hơn, làm việc tốt hơn, thấy khuyết điểm cũng là
đúng nên cũng vui vẻ, thoải mái nghe, tiếp thu, sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ,
trưởng thành.
Không
nên “yêu thì nói tốt, ghét thì nói xấu”, “bằng mặt nhưng không bằng lòng”;
không nên tô hồng, bôi đen hiện thực khách quan, phản ánh sai sự thật. Không
nên sử dụng tự phê bình và phê bình để phê phán, chỉ trích, miệt thị nhau; làm
cho người ta “mất mặt”, bị nhục tinh thần, thể xác theo nghĩa “vùi dập nhau”,
“triệt hạ nhau”; bất luận vì lý do gì thì cũng không nên “giận cá chém thớt”.
Theo Bác, khi tự phê bình và phê bình “phải vạch cả ưu điểm và khuyết điểm… phê
bình việc làm chứ không phải phê bình người” Trong mọi lúc, mọi nơi, cái tâm của
người phê bình phải sáng, cái đức phải cao; tự phê bình và phê bình sẽ kém hiệu
quả nếu thiếu cái tâm, cái đức hoặc cái tâm, cái đức không trong, không sáng.
Theo
Bác, đã là người cộng sản, dứt khoát không được che đậy, giấu giếm khuyết điểm
mà cần công khai phê bình khuyết điểm ấy. Bác cho rằng, “Một Đảng mà giấu giếm
khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của
mình, vạch rõ những cái đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm mọi
cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn,
chân chính”.
Vì
lẽ đó, tự phê bình và phê bình cần cho tất cả mọi người ví như họ cần không khí
để thở, nước để uống, để rửa mặt hằng ngày.
Bác
khẳng định: tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng, mang tính
khách quan, có giá trị phổ biến trong quá trình xây dựng, phát triển của Đảng,
nhất thiết mọi cán bộ, đảng viên phải tuân thủ nghiêm ngặt, thực hiện đúng quy
luật này. Nếu xa rời, làm trái quy luật, Đảng sẽ không thể tồn tại, phát triển;
cho nên “Đảng hằng ngày, hằng giờ vận dụng nguyên tắc tự phê bình và phê bình”
vì tự phê bình và phê bình đã trở thành chế độ, quy định chặt chẽ ghi trong Điều
lệ Đảng, bảo đảm tính pháp lý để mọi tổ chức đảng, mọi cán bộ, đảng viên phải
chấp hành tự phê bình và phê bình nghiêm túc.
Theo
Bác, tự phê bình và phê bình còn là tiêu chí quan trọng để phân biệt Đảng Cộng
sản với các đảng phái chính trị cơ hội, xét lại, cải lương. Xa rời tự phê bình
và phê bình là xa rời bản chất Đảng Cộng sản, là nguy cơ gây ra bè phái, sự trì
trệ, bảo thủ, là chỗ dựa của sự tồn tại những khuyết điểm, sai lầm, yếu kém, sự
chia rẽ, mất đoàn kết trong nội bộ Đảng, tạo kẻ hở để những kẻ xu nịnh, thoái
hóa, biến chất tồn tại; bọn cơ hội, xét lại chui vào Đảng, thậm chí, thao túng,
lũng đoạn, làm cho Đảng biến chất, thoái hóa, mất sức chiến đấu.
Bác
dạy rằng, khi tiến hành tự phê bình và phê bình cần có thái độ khách quan,
trung thực, tôn trọng sự thật, không khách sáo, xã giao, không lồng ý muốn cá
nhân ích kỷ, hẹp hòi, không vội vàng quy kết, chụp mũ cho đồng chí, đồng đội của
mình, phải lấy lòng nhân ái, thành thật mà phê phán đồng chí. Do đó, tự phê
bình và phê bình cần công khai, hết sức tránh chuyện “bàn tán xì xào”, trong hội
nghị thì “thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý, thứ ba ra về” nhưng ngoài hội nghị
thì bàn tán râm ran, nói sai sự thật, gây mâu thuẫn, nghi kỵ, hiểu nhầm nhau.
Bác
nhấn mạnh: “Phê bình đúng, chẳng những không làm giảm thể diện và uy tín của
cán bộ, của Đảng. Trái lại, còn làm cho sự lãnh đạo mạnh mẽ hơn, thiết thực
hơn, do đó mà uy tín và thể diện càng tăng thêm”; còn nếu như sợ mất thể diện,
mất uy tín, mất địa vị khi thừa nhận cái sai, cái dốt, cái kém của mình là một
chứng bệnh nguy hiểm cần phải khắc phục.
Bác
chỉ rõ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, chủ trì đơn vị, chủ trì hội
nghị phải “khéo” sử dụng “vũ khí” tự phê bình và phê bình. Theo Bác, “khéo” sử
dụng “vũ khí” tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng có nghĩa là biết
dùng nghệ thuật để quan hệ, ứng xử sao cho thấu lý, đạt tình. “Khéo” sử dụng
“vũ khí” tự phê bình và phê bình còn là một phương pháp cách mạng, là một khoa
học và nghệ thuật. Phương pháp và thái độ đúng đắn nhất trong tự phê bình và
phê bình là xem xét sự việc một cách khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể, thực
tiễn và theo quan điểm phát triển, vì việc vì người, làm sao sau hội nghị, sau
phê bình, bản thân mình và người nhận được phê bình đều vui vẻ, thoải mái, hăng
say rèn luyện, phấn đấu, không cảm thấy “lòng nặng như đá đeo”, mặc cảm, thu
mình trong vỏ ốc, tự vệ, phòng thủ, giữ mình, xa lánh mọi người.
Nghiên
cứu, học tập tư tưởng Bác Hồ về tự phê bình và phê bình là “thang thuốc quý” để
dưỡng tâm tính, nuôi sức, tăng lực, nâng cao ý chí, tinh thần. Đồng thời,
phòng, chống, ngăn chặn, điều trị các chứng bệnh, thói hư tật xấu cản trở bước
tiến của người cách mạng; nhờ đó, tự tin, vững bước trên con đường đấu tranh
cách mạng, chống “giặc nội xâm” một cách hiệu quả.
Tết
đến, Xuân về, suy ngẫm và thực hiện tốt lời căn dặn của Bác có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn sâu sắc. Nhớ ơn Bác, chúng ta cần ra sức phấn đấu thực hiện thắng
lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội
lần thứ XI, biến khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc thành hiện
thực trên đất nước Việt Nam yêu dấu.
ĐĐX
K6
0 nhận xét:
Đăng nhận xét