Nhằm tuyên truyền, bịa đặt, xuyên tạc
sự thật, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, trong
những ngày gần đây, trên trang mạng "Media- Á Châu" Nguyễn Dân
đã đưa ra nhận định hết sức phản động là:“ Đảng Cộng sản Việt Nam nắm quyền lực
tuyệt đối, nên các quan chức CSVN đứng trên pháp luật và ngoài pháp luật. Từ
quyền lực tuyệt đối, các quan chức đảng CSVN sinh ra sự tha hóa tuyệt đối. Và
tham nhũng được sinh ra từ bản chất của đảng, chế độ và nhà nước độc tài CSVN
….”. Nguyễn Dân phải hiểu rằng, tham nhũng không phải là hiện tượng mới xuất hiện.
Nó ra đời và gắn liền với sự tồn tại, phát triển của nhà nước. Mỗi khi đội ngũ
cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất, quyền lực nhà nước bị tha hóa thì những
kẻ tham nhũng trở thành thế lực thao túng đời sống xã hội. Cho đến nay, trên thế
giới, chưa phát hiện quốc gia nào không có tham nhũng. Nghĩa là, nó đang hiện
diện ở các quốc gia không phân biệt sắc tộc, văn hóa và chế độ xã hội. Tuy
nhiên, tính chất, mức độ, loại hình tham nhũng ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực là rất
khác nhau và phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, chế độ
chính trị và sự quản lý của Nhà nước.
Ở Việt Nam, ngay từ những ngày đầu xây
dựng chế độ mới, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn quan tâm đến công tác
phòng, chống tham nhũng và lãng phí. Vì vậy, trong nhiều thập niên, tệ tham
nhũng, lãng phí được kiểm soát hiệu quả. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do tác động
của mặt trái kinh tế thị trường và nhiều nguyên nhân khác, tham nhũng trong một
bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức gây bức xúc xã hội và là một trong những
nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ. Do vậy, ĐCSVN đã đặc biệt quan tâm tăng
cường về tổ chức và cơ chế, tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng
trong bộ máy nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị, ở các cấp, các ngành, từ
Trung ương đến cơ sở. Xử lý nghiêm minh theo pháp luật và Điều lệ Đảng những
cán bộ, đảng viên, công chức ở bất cứ cấp nào, lĩnh vực nào và nghiêm trị những
kẻ tham nhũng, kể cả người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng cũng
phải bị xử lý về trách nhiệm.
Hiện nay, chúng ta đã có Luật phòng,
chống tham nhũng được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 (sửa đổi bổ sung năm
2018) và thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng vào tháng
8/2006. Trong tất cả các kỳ đại hội Đảng, BCHTW, BCT luôn xác định phòng chống
tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định.
“Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng
trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị
trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Kiên quyết, kiên
trì đấu tranh nhăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, với quyết tâm chính trị
cao hơn, hành động mạnh mẽ, triệt để hơn, hiệu quả hơn. Kết hợp chặt chẽ giữa
tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời những
hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can
thiệp, cản trở việc chống tham nhũng, lãnh phí, không có vùng cấm, không có ngoại
lệ”.
Tóm lại, những vấn đề nêu ra trong bài
viết của Nguyễn Dân đã bộc lộ dã tâm thâm độc, cố tình xuyên tạc sự thật, tuyên
truyền, chống phá quan điểm của Đảng, Nhà nước ta với mục đích gây hoang mang,
dao động về tư tưởng trong cán bộ, đảng viên. Do vậy, chúng ta cần hết sức cảnh
giác, vạch trần âm mưu, thủ đoạn của hắn./.
PTC-H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét