CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2022

YÊU CẦU, BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VÀ PHÁT HIỆN, XỬ LÝ CÁC VỤ VIỆC, VỤ ÁN THAM NHŨNG

 

Những năm năm qua, các cấp uỷ, tổ chức đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả các chỉ thị, quy định trong công tác phòng, chống tham nhũng và phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng. Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng từng bước được khẳng định và phát huy. Thể chế, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, phát hiện, xử lý tham nhũng ngày càng hoàn thiện. Công tác kiểm tra, giám sát; Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc tham nhũng được chỉ đạo quyết liệt, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, sai phạm kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp đã được xử lý dứt điểm, nghiêm khắc, đúng pháp luật, có tác dụng giáo dục, cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, phòng ngừa; Công tác thông tin, tuyên truyền về phát hiện, xử lý tham nhũng được đẩy mạnh, có nhiều đổi mới; ổ chức, đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng được củng cố, kiện toàn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Tuy nhiên, so với yêu cầu của công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, việc triển khai thực hiện một số chủ trương, giải pháp còn hạn chế, hiệu quả thấp. Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng chưa phản ánh đúng thực trạng tình hình tham nhũng, nhất là ở địa phương, cơ sở; tham nhũng trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn diễn biến phức tạp, nghiêm trọng, biểu hiện ngày càng tinh vi; các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp còn phổ biến, gây bức xúc trong xã hội. Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả việc thực hiện nghị quyết trung ương 4 khóa XIII về xây dựng chỉnh đốn Đảng và các chỉ thị về công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng thời gian tới, góp phần thực hiện mục tiêu ngán chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực; các cấp uỷ, tổ chức đảng cần tập trung thực hiện tốt một số yêu cầu biên pháp sau:

Nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, cơ quan, địa phương, đơn vị trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng. Người đứng đầu phải luôn gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động phòng ngừa tham nhũng, kịp thời phát hiện, xử lý theo thầm quyền hoặc kiến nghị xử lý nghiêm minh các vụ việc tham nhũng trong tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xử lý nghiêm người đứng đầu không chủ động lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc phát hiện, xử lý tham nhũng, có các hành vi bao che, ngăn cản việc phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực; kịp thời xử lý cán bộ lãnh đạo, quản lý khi có biểu hiện tham nhũng, tiêu cực.

Rà soát, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, pháp luật về phát hiện, xử lý tham nhũng, bảo đảm đồng bộ, khả thi, xây dựng, ban hành văn bản pháp luật hướng dẫn áp dụng quy định về các tội tham nhũng, kinh tế; các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng..., đồng thời chỉ đạo các cơ quan các cấp tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo sự thống nhất cao trong áp dụng và thi hành pháp luật.

Nâng cao hiệu quả công tác tự kiểm tra, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ; có biện pháp quy trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức và người đúng đầu, nơi nào có nhiều thông tin phản ánh về tham nhũng, tiêu cực nhưng không chủ động tự kiểm tra để phát hiện hoặc phát hiện nhưng không xử lý, xử lý nương nhẹ thì cẩp uỷ, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương đó chịu trách nhiệm và phải bị xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước. Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ trực tiếp phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; chấn chỉnh, xử lý kịp thời, nghiêm minh vi phạm trong thực thi nhiệm vụ của các cá nhân, cơ quan, đơn vị này.

Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc tham nhũng, sai phạm kinh tế nghiêm trọng, phức tạp với quan điểm: “Tích cực, khẩn trương, rõ đến đâu xử lý đến đó, không phân biệt người có hành vi tham nhũng là ai, đã có dấu hiệu tội phạm phải khởi tố điều tra và đã kết luận có tội thì phải truy tố, xét xử”. Tập trung xác minh, điều tra làm rõ hành vi tham nhũng, chiếm đoạt trong các vụ án, vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, sai phạm về kinh tế; xử lý kịp thời, dứt điểm các vụ án đã khởi tố, điều ữa. Chấn chỉnh công tác giám định, định giá tài sản, thu hồi tài sản tham nhũng; kịp thời áp dụng các biện phảp kê biên, tạm giữ tài sản, phong toả tài khoản và xử lý tài sản tham nhũng ngay trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tổ, xét xử, thi hành án.

Đẩy mạnh cồng tác thông tin, tuyên truyền về phát hiện và xừ lý tham nhũng; chủ động cung cấp thông tin, công khai kết quả phát hiện, xừ lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, các vi phạm trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng và kết quả xử lý đến cán bộ, đảng viên, nhân dân, các cơ quan báo chí. Có cơ chế bảo vệ, khen thưởng xứng đáng người tích cực đấu tranh, tố cáo hành vi tham nhũng, tiêu cực; xử lý nghiêm mọi hành vi trù dập, ữả thù người tố cáo tham nhũng hoặc lợi dụng việc tố cáo tham nhũng, tiêu cực để gây mất đoàn kết nội bộ, vu khống,.hãm hại người khác, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ.

Tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp về phòng, chống tham nhũng. Tăng cường phối họp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan trong công tác phòng, chống tham nhũng. Củng cổ, kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường giáo dục, nâng cao hiệu lục, hiệu quả hoạt động và quan hệ phối họp giữa các cơ quan, đơn vị có chức năng phát hiện, xù lý tham nhũng, nhất là các cơ quan chuyên trách chống tham nhũng; có cơ chế khuyến khích, thu hút những cán bộ có phẩm chất đạo đức, năng lực, tâm huyết, trách nhiệm, bản lĩnh về công tác tại các cơ quan này. Nghiên cứu đề xuất xây dựng mô hình cơ quan chuyên trách chống tham nhũng theo hướng tăng thẩm quyền, trách nhiệm, bảo đảm tính độc lập trong thực hiện nhiệm vụ phát hiện, xử lý tham nhũng; bổ sung nội dung phòng, chống tiêu cực vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo các cấp về phòng, chống tham nhũng./.

NĐV-H2

0 nhận xét: