Quán triệt
quan điểm kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, trong đó “xây” là nhiệm vụ cơ
bản, lâu dài, “chống” là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên, Nghị quyết số
847-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương đã chỉ rõ những biểu hiện cụ thể của chủ
nghĩa cá nhân cần phải chủ động phòng ngừa và đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi. Đó
là:
1. Không
quan tâm đến lợi ích chung, làm việc gì cũng chỉ mưu cầu cho lợi ích cá nhân; sống
ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn
người khác hơn mình.
2. Háo
danh, tự cao, tự đại, thích được ca ngợi, sùng bái bản thân, tham vọng quyền lực,
địa vị; chạy chức, chạy quyền, chạy thành tích, chạy tội, mua và sử dụng bằng cấp
giả, giấy tờ giả; tìm mọi cách để vận động, tác động, tranh thủ phiếu bầu, phiếu
tín nhiệm cho mình.
3. Thiếu
ý thức và trách nhiệm với tập thể, không chấp hành sự phân công, điều động của
tổ chức, kén chọn chức danh, vị trí công tác; đùn đẩy trách nhiệm, thoái thác
nhiệm vụ, không tận tâm, tận lực với công việc, không sẵn sàng hy sinh vì sự
nghiệp cách mạng.
4. Thổi
phồng thành tích, “đánh bóng” tên tuổi; sợ trách nhiệm, tranh công, đổ lỗi; giấu
giếm, bao che và không trung thực về những khuyết điểm, sai phạm.
5. Ngại
va chạm, dĩ hòa vi quý, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; tinh
thần tự phê bình và phê bình thấp, lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau
hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ và mục đích
không trong sáng; đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức.
6. Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác để tham ô, nhận hối lộ hoặc để người thân lợi
dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác của mình trục lợi; cố ý làm trái các
quy chế, quy định, dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, lãng phí, tiêu
cực; kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.
7. Cục bộ,
bè phái, lợi ích nhóm để chiếm đoạt tài sản của tập thể; tham gia, xúi giục, cưỡng
ép, mua chuộc người khác làm những việc trái chính sách, pháp luật của Nhà nước,
quy định của Đảng, của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và đơn vị.
8. Độc
đoán, gia trưởng, quân phiệt, coi thường tập thể; buông lỏng lãnh đạo, quản lý,
chỉ huy, quan liêu, thiếu sâu sát; xử lý các sai phạm của cấp dưới không cương
quyết, thiếu khách quan; thờ ơ, vô cảm, bàng quan trước những khó khăn, nguyện
vọng chính đáng của đồng chí, đồng đội và nhân dân.
9. Coi
thường lý luận, xa rời thực tiễn, lười học tập, rèn luyện, thích tự do vô kỷ luật;
hoang mang, dao động, hoài nghi về Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
phụ họa theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái.
10. Phai
nhạt, phản bội mục tiêu, lý tưởng cách mạng; nói, viết và làm không đúng nghị
quyết, chỉ thị, quy định, nguyên tắc của Đảng, điều lệnh, điều lệ, kỷ luật của
quân đội, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ
trách.
Có thể thấy,
Nghị quyết số 847-NQ/QUTW đã quán triệt sâu sắc chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương tại Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ nhất,
nhiệm kỳ 2020-2025: “Đảng bộ Quân đội phải thật sự trong sạch vững mạnh tiêu biểu,
gương mẫu đi đầu trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Quân đội phải thật sự trong sạch
trong nội bộ, đi đầu trong đấu tranh chống tiêu cực, chống chủ nghĩa cá nhân”.
Những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân mà Nghị quyết số 847-NQ/QUTW nêu rõ đã cụ
thể hóa những biểu hiện của các thói hư tật xấu, tham nhũng, tiêu cực, “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” mà Đảng ta đã và đang quyết liệt đấu tranh ngăn chặn, đẩy
lùi để giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh của Đảng và toàn hệ thống chính trị.
Về vấn đề
này, tại Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn quân nghiên cứu, quán triệt và triển
khai Kết luận, Quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về xây dựng,
chỉnh đốn Đảng; Nghị quyết của Quân ủy Trung ương về phát huy phẩm chất “Bộ đội
Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới, Đại tướng Phan
Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng đã bày tỏ nhiều trăn trở: Dù chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng rõ
ràng việc một số quân nhân có vi phạm đã làm ảnh hưởng rất xấu tới quân đội.
Ông cha ta đã
dạy “đói cho sạch, rách cho thơm”. Chúng ta phải kiên quyết đấu tranh chống
tham nhũng, tiêu cực để thực sự mạnh hơn, tốt hơn, uy tín hơn. Vẫn biết quân đội
cũng là một bộ phận của xã hội, với hàng chục vạn con người, lại chịu tác động
ghê gớm của mặt trái cơ chế thị trường thì khó có thể tránh hết những khuyết điểm,
vi phạm; nhưng dứt khoát Quân đội phải giữ sự trong sạch, vững mạnh, như là một
cơ thể khỏe mạnh; phải quyết tâm làm thật tốt để giữ vững phẩm chất, truyền thống
“Bộ đội Cụ Hồ” cao quý.
Phát biểu chỉ
đạo tại Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng
định: “Quân đội ta có truyền thống rất vẻ vang, cả trong chiến đấu lẫn trong
công tác và lao động sản xuất, được nhân dân ghi nhận, yêu mến đặt cho cái tên
hết sức cao quý, thiêng liêng và trìu mến là “Bộ đội Cụ Hồ”. Đây là điều
vô cùng quý giá, rất đáng tự hào. Quân đội là lực lượng có tổ chức chặt chẽ, có
kỷ luật, kỷ cương tự giác, nghiêm minh. Đảng bộ Quân đội là đảng bộ lớn, cán bộ,
đảng viên được chọn lọc, đào tạo cơ bản; giáo dục, rèn luyện thường xuyên; có
tính đảng, tính chiến đấu rất cao và có uy tín lớn... Đó thực sự vừa là những
giá trị cốt lõi, có tính chất nền tảng, vừa là những lợi thế, là động lực rất
căn bản để Đảng bộ Quân đội và toàn quân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được
giao. Trách nhiệm của chúng ta là phải tiếp tục củng cố, giữ gìn và phát huy
ngày càng tốt hơn nữa những giá trị đó để quân đội ngày càng phát triển mạnh
hơn, uy tín cao hơn và phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” ngày càng sâu sắc, tỏa sáng
hơn”./.
CĐT-H4
0 nhận xét:
Đăng nhận xét