Tăng cường công tác KTGS để phát hiện, ngăn chặn,
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí là quyết tâm chính trị lớn của Đảng.
Đặc biệt, những năm gần đây, kết quả công tác KTGS đã thực sự góp phần đưa kỷ
cương, kỷ luật Đảng được tăng cường thêm một bước; nhiều cơ chế mới phòng ngừa
vi phạm được bổ sung, nhận thức về trách nhiệm của cán bộ, đảng viên được nâng
lên; góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự lãnh
đạo của Đảng. Mỗi kỳ họp của UBKT Trung ương đều mang lại những kết quả cụ thể,
rõ rệt trong việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; được đông đảo nhân dân
quan tâm, đồng tình ủng hộ. Xử lý đúng người, đúng vụ việc không phải là cuộc đấu
đá, thanh trừng nội bộ, mà là “chặt những cành sâu để cây xanh tốt”, làm trong
sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên. Chính điều đó đã tạo hiệu ứng lan tỏa đến các tổ
chức cơ sở đảng, đưa công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng trở thành hành động
cách mạng quyết liệt, hiệu quả cao ở mọi cấp, mọi ngành và toàn xã hội.
Khẳng định những kết quả nổi bật của công tác
KTGS, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Công tác KTGS, kỷ luật đảng
được tăng cường, có nhiều đổi mới, đạt kết quả quan trọng; chất lượng, hiệu lực,
hiệu quả được nâng lên. Hoạt động KTGS của cấp ủy, UBKT các cấp được đẩy mạnh,
đạt kết quả khá toàn diện, nhất là cấp Trung ương. Qua công tác KTGS, kỷ luật đảng,
kỷ cương, kỷ luật Đảng được siết chặt hơn, có tác dụng cảnh báo, cảnh tỉnh, răn
đe, phòng ngừa sai phạm đối với tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên”. Trên cơ sở
đó, Đại hội XIII của Đảng xác định: Đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả
công tác KTGS, kỷ luật Đảng. Triển khai quyết liệt, thường xuyên, toàn diện, đồng
bộ công tác KTGS, kỷ luật đảng, phục vụ thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác
xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh.
Trong bối cảnh tình hình mới, cùng với những
tác động đa chiều của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; ảnh hưởng tiêu cực
của mặt trái nền kinh tế thị trường; sự chống phá quyết liệt, nguy hiểm của các
thế lực thù địch; cuộc chiến chống “giặc nội xâm” trở nên phức tạp, cấp bách...
Để tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, đòi hỏi công
tác KTGS phải được đổi mới, tăng cường, hiệu quả thiết thực hơn nữa. Tinh thần
đó thể hiện sâu sắc trong phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú
Trọng tại Hội nghị tổng kết công tác KTGS nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng (ngày
27-11-2020): KTGS là một trong những phương thức lãnh đạo của Đảng, một bộ phận
quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng. Đảng ta khẳng định, kiểm tra
là một chức năng lãnh đạo của Đảng, là nhiệm vụ của toàn Đảng; lãnh đạo mà
không kiểm tra coi như không lãnh đạo. Mọi tổ chức đảng và đảng viên đều bình đẳng
trước kỷ luật của Đảng và đều phải chịu sự KTGS, thi hành kỷ luật của Đảng.
KTGS là “thanh bảo kiếm để chữa lành các vết thương”.
Cụ
thể hóa chủ trương của Đảng, ngày 18-4-2022, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số
34-KL/TW về Chiến lược công tác KTGS của Đảng đến năm 2030. Đây là chiến lược
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí đặc biệt
quan trọng của công tác KTGS trong tình hình mới. Kết luận được ban hành tạo ra
định hướng lớn, thể hiện tầm nhìn dài hạn nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức,
trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên, nhất là người
đứng đầu trong công tác KTGS, kỷ luật đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu, sự đoàn kết, thống nhất và giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng; chủ động
phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, kiên quyết xử lý suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực trong Đảng và hệ thống chính trị.
Kết luận thể hiện rõ nét những bước thay đổi và phát triển tư duy, thích ứng kịp
thời của Đảng nhằm đưa công tác KTGS đi vào nền nếp, thực hiện có chiều sâu, đạt
hiệu quả, tạo sự đồng thuận trong toàn Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Nhấn mạnh vị trí, vai trò đặc biệt của công tác
KTGS, chúng ta cần tiếp tục nêu bật, phân tích và làm sâu sắc hơn những kết quả,
dấu ấn to lớn trong công tác KTGS của Đảng ở những nhiệm kỳ gần đây; đồng thời
không được thỏa mãn dừng lại trước những gì đã đạt được, mà cần sớm nhận diện tồn
tại, vướng mắc, khó khăn để sớm có giải pháp tháo gỡ đồng bộ, triệt để. Tất cả
những vấn đề này sẽ được đề cập ở những bài viết tiếp theo./.
NVN-H1
0 nhận xét:
Đăng nhận xét