CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2022

NỘI DUNG, GIÁ TRỊ VỀ TÍNH LÔGIC VÀ LỊCH SỬ TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG

  

Nghiên cứu, quán triệt, vận dụng nội dung, giá trị triết học trong các lý luận nói chung và Nghị quyết Đại hội XIII nói riêng bắt đầu từ khai thác tinh thần, tư tưởng triết học, sau đó tiến đến quán triệt, vận dụng. Hướng đích khai thác nhiều nhất nội dung, giá trị, tinh thần, tư tưởng về triết học trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trong quá trình, hình thành và phát triển Triết học Mác - Lênin đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là sản phẩm của kết hợp, với sự tiếp nối, kế thừa những quan điểm của các kỳ đại hội trước có tính lôgíc và lịch sử. Lịch sử của Đại hội XIII gắn với lịch sử xây dựng, trưởng thành của Đảng Cộng sản Việt Nam được bắt đầu từ khi thành lập, đó là một chuỗi sự kiện phát triển được khái quát thông qua toàn bộ lịch sử cách mạng Việt Nam, theo tiến trình lịch sử tự nhiên đấy. Lịch sử triết học trang bị thế giới quan, phương pháp luận nghiên cứu lịch sử. Còn nghiên cứu Đại hội XIII, dùng thế giới quan, phương pháp luận của lịch sử triết học làm rõ lịch sử phát triển tư tưởng triết học của Đảng ta, xong nghiên cứu lịch sử phát triển tư tưởng của Đảng ta là hợp quy luật cho đến Đại hội XIII và cái hợp quy luật ấy làm rõ hơn cái lịch sử của triết học. Do đó, học lịch sử triết học là học lịch sử hình thành, phát triển tư duy của Đảng từ đầu cho đến Đại hội XIII và nó là một hướng mở. Trong tác phẩm “Bút ký triết học”, V.I. Lênin đã viết: “Chân lý trong cái sinh thành của một sự phát triển chân lý chưa hình thành, nhưng nó đang hình thành (có lẽ) chân lý không bao giờ hình thành mà nó ngày càng hình thành thêm nữa”. Bởi vì “Nhận thức là một quá trình, nhờ đó mà tư duy mãi mãi và không ngừng đến gần khách thể” và chân lý cũng là một quá trình.

Lịch sử triết học của Mác là lịch sử hướng “mở”, lịch sử tư duy của Đảng trong Đại hội XIII và sau này là phát triể hướng mở của lịch sử triết học ấy, lịch sử triết học không có giới hạn. Nếu lịch sử triết học không có được chức năng ấy thì sẽ trở nên thừa vì lịch sử triết học nghiên cứu suốt đến đấy để mở ra một cái hướng mà sau khi C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin chết thì các thế hệ sau phải tiếp nối. Nhưng sự tiếp nối bằng nhiều kênh khác nhau và một kênh quan trọng đó là sự phát triển hình thành tư tưởng của Đại hội XIII. Đại hội XIII đi theo đúng cái lịch sử triết học là đi theo thứ tự thời gian từ khi đổi mới, đến cương lĩnh, đến Đại hội VIII, IX, X, đến cương lĩnh XI bổ sung phát triển, đến XII, Đại hội XIII và nó đang chuẩn bị tiền đề cho đại hội XIV.

Như vậy, lịch sử là một tiến trình, không gãy khúc, không ngắt quãng mà tiếp nối như dòng chảy của lịch sử triết học nhưng nó có thể tạo ra những bước ngoặt nhưng không đứt, không mất đi; mà có thể đốt này tạo nên bước ngoặt, đốt kia chưa tạo nên bước ngoặt mà nó chỉ ra làm phong phú thêm, chứ không phải kết thúc. Chẳng hạn, trong lịch sử triết học thể hiện qua bước ngoặt cách mạng còn tư duy của Đảng thể hiện cái bước ngoặt đấy qua tư duy đổi mới trong cương lĩnh năm 1991 nó hiện hình ra và sau 20 năm thì Cương lĩnh đó lại được bổ sung phát triển năm 2011 nhưng lại khẳng định rằng bản chất của nó không thay đổi. Vì vậy, triết học Lênin vẫn là triết học Mác chứ không biệt lập nhau. Tuy nhiên, lịch sử triết học của V.I. Lênin và lịch sử triết học của C. Mác có sự khác nhau nhưng không phải là hai đường lối triết học khác nhau mà nó là cùng một đường lối triết học duy vật biện chứng - thế giới quan, phương pháp luận khoa học, cách mạng cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhận thức và cải tạo thế giới vật chất.

NTL-H2

 

 

0 nhận xét: